Người Aquitani

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Aquitani và các bộ lạc Tiền Ấn-Âu khác

Người Aquitani (tiếng Latin: Aquitani) là một tộc người sinh sống ở vùng đất mà ngày nay là miền Nam Aquitaine và tây nam Midi-Pyrénées của Pháp, vùng đất được người La Mã gọi là Gallia Aquitania, trong khu vực nằm giữa dãy Pyrenees, Đại Tây Dươngsông Garonne, tây nam nước Pháp ngày nay.[1] Các tác giả cổ đại như Julius CaesarStrabo phân biệt họ một cách rõ ràng với các dân tộc khác của xứ GaulHispania (bán đảo Iberia). Cùng với quá trình La Mã hoá diễn ra trong suốt những thế kỷ nằm dưới sự cai trị của đế quốc La Mã, họ đã chấp nhận ngôn ngữ Latin (tiếng Latin bình dân) và nền văn minh La Mã. Ngôn ngữ cổ của họ, tiếng Aquitani, đã trở thành nền tảng cho tiếng Gascon (một loại ngôn ngữ La Tinh) được nói ở vùng Gascony.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời điểm diễn ra cuộc chinh phục của người La Mã, Julius Caesar đã đánh bại họ trong chiến dịch của ông ta ở Gaul và mô tả họ như là một dân tộc khác biệt của xứ Gaul:

Toàn bộ Gaul được chia thành ba vùng, một trong số đó là nơi người Belgae sống, người Aquitani cũng thế, những người mà trong ngôn ngữ của họ được gọi là người Celt, trong khi người Gaul của chúng tôi, thứ ba. Tất cả họ khác nhau về ngôn ngữ, phong tục và luật pháp. Con sông Garonne chia tách người Gaul khỏi người Aquitani[2]

Bất chấp những liên quan về văn hoá và ngôn ngữ rõ ràng với Iberia (Vascones) và người Iberes, theo như Caesar thì khu vực Aquitania là một phần của xứ Gaul và kết thúc ở dãy Pyrenees:

Aquitania kéo dài từ sông Garonne tới dãy núi Pyrenæan và tới phần kia của đại dương mà sát Tây Ban Nha: nó giống như nằm trong khoảng thời gian giữa mặt trời lặn và ngôi sao phía bắc[3]

Các bộ lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phân bố của các bộ lạc ở Novempopulania vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 6 CN

Mặc dù vùng đất nơi những người Aquitani ban đầu sinh sống được gọi tên là Novempopulania (chín dân tộc) vào những năm cuối của đế quốc La Mã và giai đoạn đầu thời kỳ Trung cổ (đến thế kỷ thứ 6), số lượng các bộ lạc đã thay đổi (theo Strabo là 20 nhưng so sánh với thông tin của các tác giả cổ đại khác như Pliny, Ptolemy và Julius Caesar, thì tổng số là 32 hoặc 33):

Những tộc người có quan hệ họ hàng với người Aquitani:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Waldman, Carl; Mason, Catherine (2006). Encyclopedia of European Peoples (bằng tiếng Anh). Infobase Publishing. tr. 38. ISBN 9781438129181.
  2. ^ These are indeed the opening lines of Caesar’s account of his war in Gaul: Gallia est omnis divisa in partes tres, quarum unam incolunt Belgæ, aliam Aquitani, tertiam qui ipsorum lingua Celtæ, nostra Galli appellantur. Hi omnes lingua, institutis, legibus inter se differunt. Gallos ab Aquitanis Garumna flumen [...] dividit. Julius Cæsar, De bello Gallico 1.1, edition of T. Rice Holmes
  3. ^ Aquitania a Garumna flumine ad Pyrenæos montes et eam partem Oceani quæ est ad Hispaniam pertinet; spectat inter occasum solis et septentriones.
  4. ^ a b Judge, A. (ngày 7 tháng 2 năm 2007). Linguistic Policies and the Survival of Regional Languages in France and Britain (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 70. ISBN 9780230286177.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]