Bước tới nội dung

Người Madura

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Madura
Orèng Madura(t.Madura)
Orang Madura (t.Indonesia)
Wòng Mâdurå (t.Java)[1]
Một bức chân dung của trưởng làng Madura.
Tổng dân số
7.179.356[2]
Khu vực có số dân đáng kể
 Indonesia:
Đông Java6.520.403
Tây Kalimantan274.869
Jakarta79.925
Nam Kalimantan53.002
Đông Kalimantan46.823
Tây Java43.001
Trung Kalimantan42.668
Bali29.864
Bangka Belitung15.429
Trung Java12.920
Ngôn ngữ
Tiếng Madura, Tiếng Indonesia, Tiếng Java
Tôn giáo
Islam (chủ yếu), Christianity, Hindu
Sắc tộc có liên quan
Người Java, Người Sunda

Người Madura, đôi khi gọi là Madurace hoặc Madhure; theo tiếng Indonesia được gọi là Orang Madura hay Suku Madura, là một nhóm dân tộc có gốc từ đảo Madura và hiện được tìm thấy ở nhiều vùng của Indonesia. Họ là nhóm dân tộc lớn thứ ba theo dân số.[3]

Người Madura nói tiếng Madura, một ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa trong Ngữ tộc Malay-Polynesia trong Hệ ngôn ngữ Austronesia.

Hầu hết người Madura trên toàn quần đảo là theo đạo Hồi, thường liên kết với Nahdlatul Ulama là một tổ chức Hồi giáo ôn hòa của Indonesia. Pesantren có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Madura.

Tuy người Madura có nguồn gốc từ Madura ngoài khơi bờ biển phía đông bắc đảo Java, nhưng phần lớn người Madura hiện không sống trên hòn đảo đó. Họ đã di cư ra khỏi Madura cỡ vài trăm năm, chủ yếu là do tài nguyên nông nghiệp nghèo nàn ở đảo quê hương của họ. Phần lớn đã định cư ở Java, nơi ước tính có 6 triệu người Madura sinh sống, đặc biệt là ở Đông Java nơi họ chiếm khoảng một nửa dân số.[4][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Piwulang Basa Jawa Pepak, S.B. Pramono, hal 148, 2013
  2. ^ Kewarganegaraan, Suku Bangsa, Agama dan Bahasa Sehari-hari Penduduk Indonesia Hasil Sensus Penduduk 2010. Badan Pusat Statistik. 2011. tr. 31. ISBN 978-979-064-417-5.
  3. ^ “Madura”. Ethnologue. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ Syamsul Hadi & Agnes Swetta Pandia (ngày 5 tháng 7 năm 2014). “Diaspora Karnaval Pendalungan”. Kompas. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Agus Abrori (2010). “Galeri Budaya Pendalungan di Kota Probolinggo: Tema metafora angin”. Universitas Islam Negeri Maulana Malik Ibrahim. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • I. Farjon (1980), Madura And Surrounding Islands: An Annotated Bibliography, 1860-1942, Volumes 9-13, M. Nijhoff, ISBN 978-902-472-4109