Bước tới nội dung

Người Việt tại Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Việt ở Liên bang Nga
Sinh viên Việt Nam tại tỉnh Astrakhan
Tổng dân số
100.000
Khu vực có số dân đáng kể
Moskva, Vladivostok, Sankt-Peterburg, và nhiều thành phố lớn khác[1]
Ngôn ngữ
Tiếng Việt, Tiếng Nga[2]
Tôn giáo
Phật giáo Đại thừa [3]
Sắc tộc có liên quan
người Việt

Người Việt tại Liên bang Nga là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn thứ 72 ở Nga (theo cuộc điều tra dân số 2002). Với 26.205 người, đây là cộng đồng người Việt khiêm tốn so với các các quốc gia khác[4][5]. Tuy nhiên theo các ước tính không chính thức thì con số cư dân gốc Việt có thể là 100.000 đến 150.000 người[6].

Năm 2018, có 14.700 người Việt Nam được cấp giấy phép lao động tại Nga.[7],[8].

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê 2015, riêng thành phố Moskva đã có khoảng 5.000 người, Yekaterinburg có khoảng 400 người, Volgograd khoảng 200 người.[9] Số còn lại tập trung ở VladivostokSankt-Peterburg. Cộng đồng người Việt ở Moskva có tỷ lệ định cư lâu dài nhất (trên 5 năm)[1].

Moskva, người Việt chủ yếu ở phía nam thành phố, gần ga tàu điện ngầm Akademicheskaya, nơi chính quyền đã cho xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.[4][10]

Hội nhập

[sửa | sửa mã nguồn]

Khảo tra về khả năng nói tiếng Nga của cộng đồng gốc Việt có phần không nhất quán. Theo một cuộc điều tra dân số thì khoảng 80% biết nói tiếng Nga. Trong khi đó một bài báo của Việt Nam thì cho rằng: "nhiều người Việt Nam thấy không cần thiết phải học tiếng Nga. Thực tế, nhiều người không nói được một tí tiếng Nga nào"[2][4]. Ngược lại gần như tất cả người gốc Việt đều nói được tiếng Việt[11].

Sinh hoạt kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn người Việt ở Nga làm nghề tiểu thương bán lẻ. Khi Nga sửa đổi luật bán lẻ năm 2007, hạn chế các cửa hàng của người nhập cư cùng đòi hỏi người buôn phải đạt trình độ tối thiểu biết tiếng Nga thì mới được đi làm và cấp giấy phép kinh doanh khiến nhiều người Việt phải bỏ ngành buôn bán, tìm nghề khác sinh sống, có khi là làm công nhân phổ thông.[2]

Sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh viên gốc Việt là một thành phần quan trọng trong cộng đồng ở Nga; bản thân Hồ Chí Minh cũng từng theo học tại Moskva vào thập niên 1920 cùng một số lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam[12]. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh có tổng cộng khoảng 50.000 sinh viên Việt Nam sang học tập ở Nga.[13] Sinh viên Việt Nam tiếp tục du học ở Nga sau khi Liên XôKhối Warszawa sụp đổ. Tính đến năm 2006, có khoảng 4000 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Nga, trong số đó có 160 người do học bổng của chính phủ Nga[14]. Trong số những sinh viên Việt Nam từng theo học ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ có Nguyễn Thúy Quỳnh, nhạc sĩ piano gốc Hà Nội.[15]

Hiệp hội của người Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sinh hoạt của người Việt tại Nga thì Hội đồng hương Hà Tĩnh đã thành công kinh doanh, thiết lập một số cơ sở sản xuất và buôn bán nhỏ. Khoảng 500 người Hà Tĩnh là tiểu thương buôn bán tại các tổ hợp thương mại; hàng chục người là chủ xưởng may, một số đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tài chính. Tại hầu hết thành phố đều có Hội đồng hương Hà Tĩnh[9].

Tình trạng ở lậu tại Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 31 tháng 7 năm 2013 cảnh sát Nga đã bắt 1.200 người Việt cư trú bất hợp pháp trong vụ bố ráp các xưởng may ở đông bắc Moskva. Theo thông tấn xã AFP tường thuật lời công an Nga, nhóm người này phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.[16].
  • Quyền Thứ trưởng Bộ Khẩn cấp Nga, ông Anatoly Suprunovsky, cho biết 8 người chết và một phụ nữ bị bỏng nặng trong đám cháy xảy ra tại một trang trại ở ngoại ô Moskva vào ngày 7/1/2020 đều là người Việt. Họ đều là, sau khi Nga xác nhận tất cả các nạn nhân đều là người Việt. Họ là lao động chui và không có đăng ký cư trú hợp lệ.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Mazirin, V.M. (2004). “Вьетнамцы в России: образ жизни, проблемы, перспективы (Vietnamese in Russia: ways of living, problems, perspectives)” (PDF). Индокитай: тенденции развития (Indochina: Trends in development) (bằng tiếng Nga). Moscow, Russia: Institute of Asian and African Studies, Moscow State University. tr. 159–179. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |filetype= (gợi ý |format=) (trợ giúp)
  2. ^ a b c “Vietnamese in Russia waiting to be examined”. VietnamNet Bridge. ngày 18 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  3. ^ “Vietnamese Buddhist associations in Russia”. World Buddhist Directory. Buddha Dharma Education Association. 2006. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ a b c Население по национальности и владению русским языком по субъектам Российской Федерации (bằng tiếng Nga). Федеральная служба государственной статистики. Bản gốc (Microsoft Excel) lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Quê Hương. ngày 9 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  6. ^ Blagov, Sergei (ngày 8 tháng 2 năm 2000). “Russian rhetoric fails to boost business”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  7. ^ “Tám lao động Việt bị chết cháy tại Nga”. RFI. ngày 8 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ a b “Việt Nam lên tiếng về vụ cháy ở Moscow làm 8 người Việt mất mạng”. VOA. ngày 9 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ a b “Triệu phú đô la Hà Tĩnh trên đất Nga”. vietnamnet. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ Vo Hoai Nam (ngày 22 tháng 2 năm 2007). “Feeling warm by Uncle Ho's statue in Moscow”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  11. ^ “Владение языками (кроме русского) населением отдельных национальностей по республикам, автономной области и автономным округам Российской Федерации” (bằng tiếng Nga). Федеральная служба государственной статистики. Bản gốc (Microsoft Excel) lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2006.
  12. ^ Quinn-Judge, Sophie (2002). Ho Chi Minh: The Missing Years: 1919-1941. C. Hurst & Co. Publishers. ISBN 1850656584. (Page 125)
  13. ^ “Visit to Vietnam pays dividends for Putin”. The Jamestown Foundation Monitor. 7 (44). ngày 5 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  14. ^ “Russia and Vietnam relations to become more steady”. Communist Party of Vietnam Online Newspaper. ngày 9 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  15. ^ “Pianist Quynh Nguyen: Hãy nhớ tên cô”. VietNamNet. ngày 17 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  16. ^ “Công an Nga bắt 1200 người Việt”. BBC. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]