Người dân ngoại công chính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một phiên bản vector đơn giản của huy chương được trao cho Người dân ngoại công chính
Huy chương Người dân ngoại công chính

Người dân ngoại công chính (tiếng Hebrew: חסידי אומות העולם, khassidey umot ha-olam) là một tên gọi danh dự mà quốc gia Israel đặt cho những người dân ngoại dám liều lĩnh hy sinh tính mạng bản thân để cứu mạng những sinh mạng của người Do Thái trong nạn diệt chủng Do Thái Holocaust.

Khái niệm dân ngoại công chính được sử dụng bởi các thầy đạo Do Thái giáo ám chỉ tới dân ngoại, cũng tương tự khái niệm ger toshavger tzedek: ger nghĩa là dân ngoại, toshav nghĩa là người cư trú. Ger toshav nghĩa là người dân ngoại cư trú ở quốc gia Do Thái Israel. Còn tzedek nghĩa là công chính. Ger tzedek nghĩa là người công chính cải đạo mang mục đích nói tới người dân ngoại đã cải đạo Do Thái Giáo và trở thành người Do Thái.

Số người dân ngoại công chính ở các ngoại bang[sửa | sửa mã nguồn]

Cây tưởng niệm ở Jerusalem, Israel tôn vinh Irena Sendler, một y tá Công giáo phương Tây người Ba Lan đã cứu 2,500 người Do Thái

Tính đến ngày 16 tháng 6 năm 2017, đã có 26.513 dân ngoại bang được người Do Thái công nhận là Người dân ngoại công chính:[1]

Xếp hạng Quốc gia Số lượng
1  Ba Lan 6.706
2  Hà Lan 5.595
3  Pháp 3.995
4  Ukraina 2.573
5  Bỉ 1.731
6  Litva 891
7  Hungary 844
8  Ý 682
9  Belarus 641
10  Đức 601
11  Slovakia 572
12  Hy Lạp 335
13  Nga 204
14  Latvia 136
15  Serbia 135
16  Séc 116
17  Croatia 115
18  Áo 109
19  Moldova 79
20  Albania 75
21  Na Uy 67
22  Rumani 60
23  Thụy Sĩ 49
24  Bosna và Hercegovina 43
25  Armenia 24
26  Đan Mạch,  Vương quốc Anh 22
28  Bulgaria 20
29  Macedonia,  Thụy Điển 10
31  Slovenia 10
32  Tây Ban Nha 9
33  Hoa Kỳ 5
34  Estonia,  Thổ Nhĩ Kỳ,  Bồ Đào Nha 3
37  Brazil,  Chile,  Indonesia;  Ireland,  Trung Quốc 2
42  Cuba,  Ecuador,  Ai Cập,  El Salvador,  Georgia,  Nhật Bản,  Luxembourg,  Montenegro,  Việt Nam[2] 1

Người dân ngoại công chính sống ở Israel[sửa | sửa mã nguồn]

Có ít nhất 130 người dân ngoại công chính sống ở Israel. Họ được chính phủ Israel chào đón và cung cấp quốc tịch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Names of Righteous by Country”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Người Việt Nam là ông Paul Nguyễn Công Anh

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]