Ngữ hệ Algic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ hệ Algic
Algonquin–Ritwan
Phân bố
địa lý
Bắc Mỹ
Ngôn ngữ nguyên thủy:Algic nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
ISO 639-5:aql
Glottolog:algi1248[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố thời kỳ tiền tiếp xúc của ngữ hệ Algic (màu đỏ).

Ngữ hệ Algic (còn gọi là Ngữ hệ Algonquin–Wiyot–Yurok hay Algonquin–Ritwan)[2] là một ngữ hệ bản địa Bắc Mỹ. Đa số ngôn ngữ Algic thuộc ngữ tộc Algonquin, phân bố rải rác trên một khu vực kéo dài từ dãy núi Rocky tới Canada Đại Tây Dương. Những ngôn ngữ Algic khác là tiếng Yuroktiếng Wiyot tại bắc California, mặc dù gần về địa lý nhưng lại không có quan hệ gần. Tất cả những ngôn ngữ này đều phát triển từ ngôn ngữ Algic nguyên thủy, một ngôn ngữ nguyên thủy được ước tính là từng hiện diện cách nay 7.000 năm, được phục dựng dựa trên ngôn ngữ Algonquin nguyên thủy và những gì đã biết về tiếng Wiyot và tiếng Yurok.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "Algic" được Henry Rowe Schoolcraft đặt ra trong tác phẩm Algic Researches, phát hành 1839. Thuật ngữ này "xuất phát từ AlleghenyAtlantic [Đại Tây Dương], để chỉ tộc người bản địa thời cổ đại cư ngụ tại vùng địa lý này."[3] Những tộc người mà ông gọi là "Algic" sau đó được dùng để chỉ các dân tộc nói ngôn ngữ Algonquin.

Khi Edward Sapir đề xuất rằng nhóm Algonquin có quan hệ với tiếng Wiyot và tiếng Yurok tại bắc California, ông đã áp dụng tên gọi Algic cho ngữ hệ lớn hơn này. Vùng đất khởi nguồn của người Algic được cho là nằm đâu đó tại Tây Bắc Hoa Kỳ.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Mối quan hệ giữa tiếng Wiyot và tiếng Yurok với nhóm Algonquin được đề xuất lần đầu tiên bởi Edward Sapir (1913, 1915, 1923). Đề xuất này bị phản bác bởi Truman Michelson (1914, 1914, 1935). Mối quan hệ này "sau đó đã được chứng minh để làm ai cũng phải hài lòng".[4] Một điều gây tranh luận trong ngôn ngữ học Bắc Mỹ thời kỳ đầu là "giả thuyết Ritwan"; giả thuyết này gộp tiếng Wiyot và tiếng Yurok lại thành một nhóm gọi là "Ritwan". Đa số chuyên gia ngày nay phủ nhận giả thuyết Ritwan này.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Algic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Howard Berman, Proto-Algonquian-Ritwan Verbal Roots, in the International Journal of American Linguistics, volume 50, number 3 (July 1984)
  3. ^ Schoolcraft 1839: 12.
  4. ^ Campbell 1997: 152, who cites among others Haas 1958
  5. ^ Campbell 1997: 152; Mithun 1999: 337

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

AA = American Anthropologist; IJAL = International Journal of American Linguistics

  • Berman, Howard. 1982. Two Phonological Innovations in Ritwan. IJAL 48: 412–20.
  • Campbell, Lyle. 1997. American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509427-1.
  • Goddard, Ives. 1994. The West-to-East cline in Algonquian dialectology. Actes du vingt-cinquième congrès des algonquinistes, ed. William Cowan. Ottawa: Carleton University.
  • Goddard, Ives (Ed.). 1996. Languages (Vol. 17). Handbook of North American Indians (W. C. Sturtevant, General Ed.) Washington, D. C.: Smithsonian Institution. ISBN 0-16-048774-9.
  • Haas, Mary R. 1958. "Algonkian–Ritwan: The end of a controversy. IJAL, 24:159–173.
  • Haas, Mary R. 1966. "Wiyot–Yurok–Algonquian and problems of comparative Algonquian". IJAL. 32:101–107
  • Michelson, Truman. 1914. Two alleged Algonquian languages of California. AA, n.s. 16:361–367.
  • Michelson, Truman. 1915. Rejoinder. AA, n.s. 17:194–198.
  • Michelson, Truman. 1935. Phonetic shifts in Algonquian languages. IJAL, 8:131–171
  • Mithun, Marianne. 1999. The languages of Native North America. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-23228-7 (hbk); ISBN 0-521-29875-X.
  • Moratto, Michael J. 1984. California archaeology. Academic Press.
  • Proulx, Paul. 1982. Yurok retroflection and sound symbolism in Proto-Algic. Kansas Working Papers in Linguistics, 7:119–123.
  • Proulx, Paul. 1984. Proto-Algic I: Phonological sketch. IJAL, 50:165–207.
  • Proulx, Paul. 1985. Proto-Algic II: Verbs. IJAL, 51:59–94.
  • Proulx, Paul. 1991. Proto-Algic III: Pronouns. Kansas Working Papers in Linguistics, 16:129–170.
  • Proulx, Paul. 1992. Proto-Algic IV: Nouns. Kansas Working Papers in Linguistics, 17:11–57.
  • Proulx, Paul. 1994. Proto-Algic V: Doublets and their implications. Kansas Working Papers in Linguistics, 19(2):115–182.
  • Proulx, Paul. 2004. Proto-Algic VI: Conditioned Yurok reflexes of Proto-Algic vowels. Kansas Working Papers in Linguistics, 27:124–138.
  • Sturtevant, William C. (Ed.). 1978–nay. Handbook of North American Indians Vol. 1–20. Washington, D. C.: Smithsonian Institution.
  • Sapir, Edward. 1913. Wiyot and Yurok, Algonkin languages of California. AA, n.s. 15:617–646.
  • Sapir, Edward. 1915. Algonkin languages of California: A reply. AA, n.s. 17:188–194.
  • Sapir, Edward. 1923. The Algonkin affinity of Yurok and Wiyot kinship terms. Journal de la Société des Américanistes de Paris, 15:37–74
  • Schoolcraft, Henry Rowe. 1839. Algic researches, comprising inquiries respecting the mental characteristics of the North American Indians. First series. Indian tales and legends, vol. 1. New York: Harper & Brothers, 1839.