Nghĩa trang Đa Phước

Nghĩa trang Đa Phước
Nghĩa trang Đa Phước trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Nghĩa trang Đa Phước
Vị trí nghĩa trang trên
bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin
Thành lập2004
Địa điểm
Quốc giaViệt Nam
Tọa độ10°40′02″B 106°39′44″Đ / 10,667134°B 106,66229°Đ / 10.667134; 106.66229 (Nghĩa trang Đa Phước)
KiểuNghĩa trang công
Chủ sở hữuCông ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích67,5 ha

Nghĩa trang Đa Phướcnghĩa trang nằm ở xã Đa Phước và xã Phong Phú,[1] huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2006 và hiện đã quy hoạch đến giai đoạn 2. Nghĩa trang Đa Phước là một trong các nghĩa trang nhận mộ di dời từ nghĩa trang Bình Hưng Hòa - nghĩa trang lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đang được giải tỏa.

Quy hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nghĩa trang Đa Phước để giảm nạn chôn cất tràn lan và để có nơi nhận các mộ cải táng từ những nơi khác, trong đó có nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Nghĩa trang được xây dựng tại huyện Bình Chánh, phía đông nghĩa trang giáp với kênh Cây Khô. Giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ ngày tháng 4 năm 2006.[2] Nghĩa trang đã trải qua hai giai đoạn quy hoạch:

  • Giai đoạn 1: diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 7,5 ha, trong đó diện tích chôn là trên 3,4 ha,[2] được phân thành 12 lô với 5.878 mộ. Khu vực hỏa tảng được quy hoạch bốn lò thiêu với công suất 16 xác/ngày.[3] Tính đến tháng 7 năm 2008, nghĩa trang đã nhận chôn cất trên 3.240 mộ.[2]
  • Giai đoạn 2: theo quy hoạch 1/500 đăng tải trên Công báo Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 4 năm 2014, diện tích quy hoạch giai đoạn 2 là 60,6443 ha, phía bắc giáp đất dự trữ phát triển trong quy hoạch sử dụng đất của Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (gần rạch Chiếu), phía nam giáp đường vào nghĩa trang Đa Phước và khu xử lý rác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam, phía đông giáp rạch Ngã Cạy và khu đất của Công ty Xử lý chất thải rắn Hầm cầu Hòa Bình và khu đất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Giá xây mộ tại nghĩa trang này được xem là cao.[1][2] Nghĩa trang được phân thành nhiều khu với mức giá khác nhau. Khu nhà mồ có giá cao hơn nhiều so với khu phổ thông.[1] Tuy nhiên, nghĩa trang này được cho là cứ lập đến đâu là mộ nhanh chóng lấp đầy đến đó.[5]

Mộ của người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Lo "nhà" xanh cho người đã khuất”. Báo Nhân dân. ngày 31 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b c d “Nghĩa trang Đa Phước: Giá dịch vụ quá cao!”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 2 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ “Từ ngày 15-4, nghĩa trang Đa Phước sẽ hết "treo". Báo Người Lao động. ngày 25 tháng 3 năm 2004.
  4. ^ “Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Đa phước giai đoạn 2”. Công báo Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ “Ngổn ngang chốn âm dương”. Báo Đất Việt. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
  6. ^ “Nhạc sĩ 'Câu chuyện đầu năm' qua đời”. Báo điện tử VnExpress. ngày 16 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ “Vĩnh biệt nhà văn - dịch giả Hoàng Hữu Đản”. Hội Nhà văn TP. HCM. ngày 27 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]