Nghĩa trang Gò Dưa

Nghĩa trang Gò Dưa
Nghĩa trang Gò Dưa trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Nghĩa trang Gò Dưa
Vị trí nghĩa trang trên
bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin
Thành lập1966
Địa điểm
Đường Lê Thị Hoa, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc giaViệt Nam
Tọa độ10°52′41″B 106°44′25″Đ / 10,87814°B 106,74017°Đ / 10.87814; 106.74017 (Nghĩa trang Gò Dưa)
Chủ sở hữuỦy ban Nhân dân phường Bình Chiểu
Diện tích17 ha

Nghĩa trang Gò Dưanghĩa trang nằm ở phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, được thành lập vào năm 1966.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa trang do hội Trung Việt Ái Hữu - thành phần là những người đồng hương Quảng Nam-Đà Nẵng - lập ra vào năm 1966 để lưu dân người Quảng khi qua đời thì được chôn cất gần nhau.[1] Năm 1978, hội Trung Việt Ái Hữu giao lại nghĩa trang cho Ủy ban Nhân dân xã Tam Bình, huyện Thủ Đức. Sau khi huyện Thủ Đức được nâng lên thành quận và phường Bình Chiểu được lập ra trên một phần diện tích xã Tam Bình, nghĩa trang được chuyển về dưới quyền sở hữu của Ủy ban Nhân dân phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Đất nghĩa trang thuộc sở hữu nhà nước tại nghĩa trang Gò Dưa có diện tích 17 ha, bao gồm nghĩa trang quận Thủ Đức và nghĩa trang Trung Việt Ái Hữu cũ.[2] Hiện phần đất này không còn trống, người có nhu cầu mua huyệt thì mua đất của tư nhân sát bên nghĩa trang Gò Dưa với giá cao. Quanh nghĩa trang Gò Dưa có 12 nghĩa trang tư nhân với diện tích khoảng 23 ha (số liệu năm 2012).[3]

Nghĩa trang Gò Dưa là khu vực vắng người, có nhiều tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, đánh bạc; các băng đảng tội phạm thường xuyên đánh nhau để giành lãnh địa.

Mộ người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bùi Giáng (1926-1998), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học
  • Tạ Ký (1928-1979), nhà thơ, nhà giáo
  • Trịnh Công Sơn (1939-2001), nhạc sĩ Việt Nam. Thực ra mộ Trịnh Công Sơn nằm trong khuôn viên nghĩa trang chùa Quảng Bình, bản chất là một nghĩa trang tư nhân nằm bên cạnh nghĩa trang Gò Dưa.[3]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quảng Đà, nghĩa nặng tình sâu”. Báo Quảng Nam. ngày 15 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ "Luật" ở nghĩa trang”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ a b "Hái ra tiền" nhờ đất nghĩa trang”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 4 tháng 8 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]