Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại
![]() | Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |

Thuyết Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại, hay thuyết tiến hóa đa vùng (MRE, multiregional evolution), hoặc học thuyết đa trung tâm (polycentric theory), là một mô hình khoa học cung cấp một lời giải thích khác cho quá trình tiến hóa của loài người.
Thuyết tiến hóa đa vùng cho rằng loài người đã xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 2 triệu năm trước đây và sự tiến hóa của con người sau đó đã diễn ra trong phạm vi của một loài người liên tục và duy nhất. Loài này bao gồm tất cả các dạng của người cổ như Homo erectus, người Neanderthal cũng như người hiện đại, và phát triển trên toàn thế giới với các quần thể khác nhau của Homo sapiens sapiens.
Học thuyết này cho rằng các cơ chế của sự biến đổi dị biệt thông qua một mô hình "Trung tâm và Rìa" cho phép cho sự cân bằng cần thiết giữa trôi dạt di truyền, dòng gen và sự chọn lọc trong suốt thế Pleistocen, cũng như sự phát triển tổng thể như một loài toàn cầu, trong khi vẫn giữ lại khác biệt theo vùng trong một số đặc điểm hình thái.[1] Những người ủng hộ quan điểm tiến hóa đa vùng sử dụng hóa thạch và dữ liệu về gen, và tính liên tục của các nền văn hóa khảo cổ học như là cơ sở hỗ trợ cho giả thuyết này.
−10 — – −9.5 — – −9 — – −8.5 — – −8 — – −7.5 — – −7 — – −6.5 — – −6 — – −5.5 — – −5 — – −4.5 — – −4 — – −3.5 — – −3 — – −2.5 — – −2 — – −1.5 — – −1 — – −0.5 — – 0 — |
| |||||||||||||||||||
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Homo sapiens được Carl von Linné đặt như một tên loài cho con người vào năm 1758 trong phiên bản thứ 10 của tác phẩm Systema Naturae (tr. 20). Trước đó Linné không đặt biệt danh cho Homo, nhưng bổ sung bốn khu vực được đặt tên trên cơ sở phân biệt màu da, là Europaeus albese, Americanus rubese, Asiaticus fuscus và Africanus nigr. Như trong tất cả các phiên bản trước đó Linné từ bỏ cái gọi là việc chẩn đoán, tức là mô tả chính xác các đặc điểm đặc trưng cho loài. Sự thiếu một mô tả chấp nhận được những đặc điểm đặc trưng cho loài Homo đã có tác động đến nhân chủng học trong thế kỷ 19.[2]
Khi phát hiện được các hóa thạch, đầu tiên là người Neanderthal (1856) và sau đó là Homo pekinensis (1923) và v.v... thì một cách tự nhiên đó trở thành các mảnh ghép vào thời tiền sử của Homo để dựng ra quá trình tiến hóa. Giả thuyết tiến hóa đa vùng là cách giải thích duy nhất thích hợp cho phân bố toàn cầu của loài Homo, cũng như chưa có giả thuyết khác cạnh tranh. Năm 1984 học thuyết tiến hóa đa vùng được Milford H. Wolpoff, Alan Thorne, Wu Xinzhi (Ngô Tân Trí, 吴新智),... hoàn thiện[1][3]
Mặc dù giới học thuật phương Tây (châu Âu) đã bắt đầu từ bỏ cách phân loại chủng tộc trong những năm gần đây, ba lý thuyết dân tộc học chính dường như là xu hướng chủ đạo trong nhiều học thuật không thuộc châu Âu. Ví dụ, "Đại học Trung Nam" (CSU; 中南 大学) đã công bố hai nghiên cứu vào năm 2019 và 2020 hỗ trợ lý thuyết nguồn gốc đa vùng cho con người hiện đại. Kết quả bác bỏ "nguồn gốc châu Phi cho con người hiện đại". Hai nghiên cứu của Yuan và Chen cho thấy chủng tộc Mongoloid (Đại chủng Á) (người Đông Á, người Đông Nam Á, người Siberia, người Trung Á và người Mỹ bản địa) có những đặc điểm độc đáo rõ ràng trong DNA và các alen di truyền, và tin rằng nguồn gốc của nó mâu thuẫn với thuyết nguồn gốc châu Phi. Các quần thể Mongoloid có thể được phân biệt rõ ràng với người Châu Phi hoặc Châu Âu. Họ cho rằng quần thể Mongoloid có nguồn gốc từ đâu đó ở Đông Á (miền nam Trung Quốc).[4][5]
Những phản bác[sửa | sửa mã nguồn]
Sự ủng hộ thuyết đa vùng hiện được coi là chỉ có "một nhóm nhỏ những người ủng hộ nồng nhiệt"[6], đặc biệt là từ Trung Quốc.[7] Từ giữa những năm 1990 phần đông các nhà di truyền học quần thể (population geneticist) coi rằng thuyết Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại với mô hình rời khỏi châu Phi (Out of Africa) là "hợp lý nhất về mặt sinh học"[8][9][10][cần dẫn nguồn]. Điều này thể hiện ra ở nội dung về tiến hóa của loài người như Homo erectus hay người Neanderthal đều coi đó "là loài trong chi Người đã tuyệt chủng" mà không phải là tổ tiên người hiện đại.
Nhà di truyền học Trung Quốc Kim Lực (Jin Li, 金力) ở Đại học Phục Đán, người điều hành chương trình nghiên cứu nguồn gen ở Trung Quốc trong Dự án bản đồ gene người[11], đã lấy mẫu DNA hơn 12.000 cá thể sống rải rác khắp Trung Quốc từ 160 nhóm dân tộc. Nghiên cứu ban đầu đưa ra giả thuyết rằng người Trung Quốc hiện đại tiến hóa từ người Homo erectus bản địa ở Trung Quốc tức người Bắc Kinh, nhưng thực tế nghiên cứu gen lại kết luận rằng người Trung Quốc đã không tiến hóa từ người Bắc Kinh, mà cũng di chuyển từ châu Phi đến như phần còn lại của dân cư thế giới. Tuy nhiên Kim Lực cũng lưu ý rằng nghiên cứu của ông không nhất thiết là loại trừ thuyết nguồn gốc đang được cổ vũ, và nghĩa vụ chứng minh thuộc về những người bảo vệ thuyết đó.[12]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Wolpoff, M. H.; Spuhler, J. N.; Smith, F. H.; Radovcic, J.; Pope, G.; Frayer, D. W.; Eckhardt, R.; Clark, G. (1988). Modern Human Origins. Science 241 (4867), tr. 772–4.
- ^ William Thomas Stearn. The Background of Linnaeus's Contributions to the Nomenclature and Methods of Systematic Biology. Trong: Systematic Zoology. Quyển 8, số 1, 1959, tr. 4–22. doi:10.2307/2411603
- ^ Wolpoff M. H., Wu X. Z., & Alan G. (86). G. Thorne: 1984,‘Modern Homo Sapiens Origins: A General Theory of Hominid Evolution Involving the Fossil Evidence from east Asia’. The Origins of Modern Humans, Liss, New York, 411-483.
- ^ https://www.biorxiv.org/content/10.1101/101410v6
- ^ https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.03.10.986042v1
- ^ Richard Stone: Signs of early Homo sapiens in China? In: Science, Band 326, 2009, p. 655, doi:10.1126/science.326_655a; nguyên văn: „A rival idea with a small band of ardent backers holds that those who left Africa interbred with humans they met on other continents."
- ^ Xinzhi Wu: On the origin of modern humans in China. Trong: Quaternary International. Quyển 117, số 1, 2004, tr. 131–140. doi:10.1016/S1040-6182(03)00123-X
- ^ Richard Leakey, The origin of humankind, p. 90.
- ^ Chris Stringer: Human evolution: Out of Ethiopia. In: Nature. Band 423, 2003, p. 692–695.
- ^ Michael D. Petraglia et al.: Out of Africa: new hypotheses and evidence for the dispersal of Homo sapiens along the Indian Ocean rim. In: Annals of Human Biology. Band 37, Nr. 3, 2010, p. 288–311,
- ^ Wells, Spencer (2013). "The Genographic Project and the Rise of Citizen Science" Lưu trữ 2014-02-09 tại Wayback Machine. Southern California Genealogical Society (SCGS).
- ^ 遗传生物学研究证实:北京猿人并非中国人祖先 (Genetic research shows that the Peking Man is not Chinese people's ancestor). China News. ngày 14 tháng 1 năm 2005. (tiếng Trung)
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại. |
- Biogeography of Middle Pleistocene hominins in mainland Southeast Asia: A review of current evidence, Academia.edu, ngày 23 tháng 7 năm 2008. retrieved on 4, April 2014
- From www.conrante.com: Templeton's lattice diagram showing major gene flows graphically.
- From darwin.eeb.uconn.edu Lưu trữ 2001-05-31 tại Wayback Machine: notes on drift and migration with equations for calculating the effects on allele frequencies of different populations.
- Human Evolution. (2011). In Encyclopædia Britannica. Truy cập from http://www.britannica.com/EBchecked/topic/275670/human-evolution
- Plural Lineages in the Human mtDNA Genome
- Human Timeline (Interactive) – Smithsonian, National Museum of Natural History (August 2016).