Nguyễn Đình Đống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Đình Đống (1716 - 1783): còn có tên là Nguyễn Đình Dĩnh, húy là Nguyễn Đình Tôn, thụy Mẫn Nhuệ, một danh tướng cuối thời Lê Trung Hưng được phong Dĩnh Quận Công tước Đoan Nam Vương Sử gọi là Dũng Liệt Đại Vương .

Dĩ Quận Công
迪郡公
Dĩ Vũ Hầu
Tiền Tướng Quân
Tiền nhiệm...
Kế nhiệm?
Thông tin chung
Sinh1716
Nghệ An
Mất1783
Thuận Hóa
Tên đầy đủ
Nguyễn Đình Đống.
Thụy hiệu
Đĩ Vũ Hầu 迪武侯
Tước hiệuDĩnh Vũ Hầu
Tiền Tướng Quân
Dĩ Quận Công
Tước vịThái Bảo 太保

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Đình Đống còn có tên là Nguyễn Đình Dĩnh, húy là Nguyễn Đình Tôn, thụy Mẫn Nhuệ, trực hệ đời thứ 10 của dòng họ Nguyễn Hoành Từ, hậu duệ đời thứ 16 của anh hùng dân tộc, công thần khai quốc Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí. Ông sinh năm Bính Thân (1716), tại làng Phương Duệ, tổng Hoa Duệ, phủ Kỳ Hoa, trấn Nghệ An (nay là làng Hưng Mỹ, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) - là nhân vật lịch sử Thế kỷ XVIII.

Ban đầu ông xuất thân theo đường binh nghiệp, tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật dưới quyền Trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Đạt. Nhờ có chiến công, ông được thăng thưởng tước Dĩnh Vũ hầu.

Khi Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào nam đánh họ Nguyễn, Dĩnh Vũ hầu Nguyễn Đình Đống được phong chức Tiền Tướng quân. Ông tham gia nhiều trận đánh lớn với quân Nguyễn.

Khi đánh đồn Hối Miệt ở Quảng Nam, Nguyễn Đình Đống bắt được mẹ và vợ của Định vương Nguyễn Phúc Thuần, người cậu là Nghiêm Quận công Nguyễn Phúc Nghiễm.

Sau đó, Nguyễn Đình Đống tham gia các trận đánh Cẩm Lệ, Cẩm Sa giao chiến với quân Tây Sơn của Nguyễn Văn Nhạc, Tập Đìnhư và Lý Tài. Do lập chiến công, ông được phong tước Quận công (gọi là Dĩnh Quận công), hàm Thái bảo.

Khi Hoàng Ngũ Phúc mất, ông được cử ở lại Phú Xuân phụ tá cho Bùi Thế Đạt lĩnh chức Bình Nam Phó Tướng quân kiêm Đốc lĩnh Thuận Hóa.

Sau đó, trong nước có loạn, triều đình lại mời ông ra cầm quân và phong chức Đại tư mã, tước Đoan Nam Vương Nguyễn Đình Đống mất trước khi Tây Sơn chiếm Phú Xuân.

Tháng chạp, năm Nhâm Dần (1782), dưới triều Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43, ông tạ thế khi đang đương chức, thọ 67 tuổi. Vua Lê Hiển Tông ra sắc chỉ phong tặng chức Đại tư đồ, Bao phong phúc thần Dũng liệt tráng du tuẩn tích địa vương, linh cữu được rước về an táng tại quê nhà, tổ chức an táng theo nghi thức của triều đình và giao cho làng Phương Duệ lập đền thờ tự.

Dưới các triều vua, Thành Thái năm thứ 6 (1894), Khải Định năm thứ 9 (1924) đều có sắc phong ghi công trạng, phong thần và giao cho làng Phương Duệ quê hương ông hàng năm tổ chức tế lễ theo nghi lễ quốc gia.

Tôn vinh những người đã có công với lịch sử dân tộc, ngày 29/5/2009 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định số 1571/QĐ-UBND công nhận Khu mộ và Nhà thờ Nguyễn Đình Dĩnh là di tích lịch sử văn hóa. Lễ đón nhận bằng công nhận đã được Đảng ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tổ chức trọng thể vào sáng ngày 27/10/2009.

Dòng dõi[sửa | sửa mã nguồn]

Cháu ông là danh tướng Đắc Vũ hầu Nguyễn Đình Đắc của Nguyễn Phúc ÁnhNguyễn Trọng Thao

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

1. Đại Nam Thực Lục - Tập 1 - Quốc sử quán triều Nguyễn

2. Đại Nam chính biên liệt truyện - Tập 2 - Quốc sử quán triều Nguyễn

3. Cương Mục - Quốc sử quán triều Nguyễn

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]