Nguyễn Hữu Xuyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Hữu Xuyến
Biệt danhTám Xuyến
Sinh1915
Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh
Mất2007
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945-1986
Quân hàm
Khen thưởngHuân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
• 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Nguyễn Hữu Xuyến[1] (1915-2007), bí danh Tám Xuyến, Tám Kiến Quốc, là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, Phụ trách Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (tháng 2 đến tháng 8 năm 1961)[2]. Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1965-1974), nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1977-1982). Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tháng 10 năm 1915, tại làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Gia đình ông rất nghèo, cha mẹ ngoài làm ruộng còn làm thêm nghề thủ công, nhưng vẫn không đủ sống nên phải  dắt nhau vào nam tìm kế mưu sinh. Nguyễn Hữu Xuyến được gởi lại ở quê sống với người anh con ông bác họ.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1930, nghe tin mẹ mất, ông lên tàu vào Sài Gòn và kiếm sống.

Đầu năm 1937, ông tham gia cách mạng.

Cuối năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Sa Đéc.

Cuối năm 1941, do cơ sở bị lộ, ông bị thực dân Pháp phát hiện và bắt đem về bốt Catinat Sài Gòn. Ngày 11/09/1942 ông bị Tòa án binh Sài Gòn kết tội: "Vận động lật đổ chính quyền. Tập hợp tổ chức chủ đích cộng sản hay vô chính phủ" với mức án 20 năm khổ sai. Ngày 14/10/1942 ông bị đày ra Côn Đảo

Tháng 9 năm 1945 ông được UBHC Nam Bộ đón về và hoạt động ở Sa Đéc với ông Phạm Hữu Lầu và bà Sáu Ngài tại chi đội 18

Từ năm 1946 đến năm 1951, ông là Chi đội trưởng Chi đội 18 rồi Trung đoàn trưởng và Chỉ huy trưởng Liên trung đoàn 109-111 hoạt động ở khu vực Trà Vinh, Vĩnh Long.

Từ năm 1951 đến năm 1954, ông là Tham mưu trưởng Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ

Sau năm 1954, ông phụ trách chuyển quân tập kết ra Bắc, đến chuyến cuối cùng thì ông được lệnh ở lại hoạt động bí mật, lãnh đạo và chỉ huy phong trào chiến đấu trong lòng địch.

Từ năm 1955 đến năm 1956, ông hoạt động ở miền Tây Nam Bộ cùng tiểu đoàn 307 vừa được tăng cường.

Tháng 12 năm 1956, ông được Xứ ủy cử về miền Đông để thực hiện nhiệm vụ thống nhất các lực lượng vũ trang.

Tháng 6 năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban Quân sự và Đảng ủy Lực lượng vũt rang miền Đông Nam Bộ, ông được phân công kiêm nhiệm vụ Trưởng ban Quân sự miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1960, Trung ương ban hành Nghị quyết 15 chỉ rõ: "Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân". Nguyễn Hữu Xuyến khi đó đã đổi tên là Tám Kiến Quốc.

Tháng 1 năm 1961, Trung ương quyết định thành lập Trung ương Cục để chỉ đạo phong trào cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Tháng 2 năm 1961, trung ương Cục do ông Nguyễn Văn Linh làm Bí thư về xây dựng căn cứ tại Suối Linh (Chiến khu Đ). Khu ủy miền Đông được thành lập do ông Mai Chí Thọ làm Bí thư và ông là Tư lệnh các Lực lượng vũ trang giải phóng miền Đông Nam Bộ. Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1961, Phụ trách Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.

Từ năm 1963 đến 1965, ông được cử đi học ở Trung Quốc. Từ năm 1965 đến năm 1974, ông là Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tháng 6 năm 1974, ông được điều về công tác tại Bộ Quốc phòng làm thường trực Ban chỉ đạo Quân sự miền Nam (gồm có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và một số cán bộ quân sự khác). Tháng 2 năm 1977, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9.

Năm 1986, nghỉ hưu

Năm 2007, ông mất

Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1986)

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Chiến khu Đ – một thời lừng lẫy Tám Kiến Quốc với "khúc dạo đầu" cho Nghị quyết 15 năm 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014. line feed character trong |title= tại ký tự số 32 (trợ giúp)
  2. ^ Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.264