Nguyễn Ngọc Tư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Ngọc Tư
Sinh1 tháng 1, 1976 (48 tuổi)
Xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Bút danhNguyễn Ngọc Tư
Nghề nghiệpNhà văn
Dân tộcKinh
Giai đoạn sáng tác2000–nay
Thể loạiTruyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết
Tác phẩm nổi bậtCánh đồng bất tận
Trang web
http://www.nguyenngoctu.net/

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.

Cô được biết đến với tập truyện mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và truyện ngắn cùng tên đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2010.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Cô học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở đã nghỉ học, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mà cô đam mê.[1] Các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được ba cô gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng. Cô đã kết hôn và cũng đã có con.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn, tản văn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2000)
  • Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, 2001)
  • Giao thừa (gồm 17 truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2003)
  • Biển người mênh mông (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2003)
  • Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ Tp. HCM, 2004)
  • Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2005)
  • Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2005; được dựng thành Phim "Cánh đồng bất tận" đạt giải thưởng Cánh Diều Vàng 2010)
  • Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tập tạp bút, Nhà xuất bản Trẻ, 2005)
  • Sống chậm thời @ (tập tản văn, Nhà xuất bản Thanh niên, 2006) - đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn
  • Ngày mai của những ngày mai (gồm 35 tản văn, Nhà xuất bản Phụ nữ 2007), bản tái bản của Nhà xuất bản Văn học năm 2015 bổ sung thành 54 tản văn.
  • Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2008)
  • Biển của mỗi người (gồm hơn 30 tạp bút, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2008), tái bản năm 2015 gồm 21 tản văn do Nhà Xuất Bản Kim Đồng ấn hành.
  • Yêu người ngóng núi (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2009)
  • Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thời Đại, 2010)
  • Gáy người thì lạnh (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2012)
  • Bánh trái mùa xưa (tập tản văn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012)
  • Đảo (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014)
  • Trầm tích (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014), ra chung với Huệ Minh, Lê Thuý Bảo Nhi, Thi Nguyễn.
  • Xa xóm mũi (tập truyện ngắn thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2015). Tên trước là tập truyện ngắn thiếu nhi Ông ngoại do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
  • Đong tấm lòng (gồm hơn 30 tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015)
  • Không ai qua sông (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)
  • Cố định một đám mây (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2018)
  • Hành lý hư vô (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2019)
  • Hong tay khói lạnh (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2022)
  • Trôi (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2023)

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sông (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2012)
  • Biên sử nước (tiểu thuyết, Phanbook—Nhà xuất bản Phụ nữ, 2020)

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chấm (tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013)
  • Gọi xa xôi (tập thơ, Nhà xuất bản Văn Học, 2017)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Với những tác phẩm của mình, cô đã đạt được nhiều giải thưởng như:

  • 2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc.[2]
  • 2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
  • 2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ thuật Việt Nam
  • 2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"
  • 2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006[3]
  • 2018: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn. Giải thưởng trị giá 3000 euro. Bên cạnh đó, nữ văn sĩ nhận thêm khoảng 6.000 euro từ các tổ chức khác để thực hiện dự án viết dành cho nữ giới tại Việt Nam.[4]
  • 2019: Lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Thanh (ngày 30 tháng 9 năm 2016). “Nguyễn Ngọc Tư, nữ nhà văn xóm Rẫy”. Báo Văn nghệ. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ “Danh sách nghệ sĩ từng đoạt Giải Mai Vàng 19 năm qua”. Người Lao Động. ngày 3 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Cánh đồng bất tận đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN 2006” (Thông cáo báo chí). TH.H., báo Tuổi Trẻ. ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ Ngọc An (ngày 19 tháng 7 năm 2018). “Nguyễn Ngọc Tư giành giải thưởng của Đức với Cánh đồng bất tận”. Thanh Niên. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ “Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]