Nguyễn Thế Trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thế Trị
Chức vụ
Nhiệm kỳ1997 – 2007
Tiền nhiệmNguyễn Hải Bằng
Kế nhiệmPhạm Xuân Hùng
Vị trí Việt Nam
Tư lệnh Quân khu 3
Nhiệm kỳ1993 – 1996
Tiền nhiệmPhạm Văn Trà
Kế nhiệmHoàng Kỳ
Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 3
Nhiệm kỳ1978 – 1985
Tiền nhiệmTô Ký
Kế nhiệmĐỗ Mạnh Đạo
Thông tin chung
Sinh1940
Hải Dương, Liên bang Đông Dương
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụ
Năm tại ngũ19582007
Cấp bậc
Tham chiếnChiến trường Tây Nguyên
Miền đông Nam Bộ
Biên giới phía Bắc

Nguyễn Thế Trị (sinh 1940; cuối năm Kỷ Mão, giáp tết Canh Thìn; tại làng Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương [1]) là một thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX(1991-2006), cựu Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ra trong một gia đình có ba người con, ông là con thứ. Anh cả là Nguyễn Văn Sử, ông tên khai sinh là Nguyễn Thế Trí nhưng vì kiêng huý tên ông ngoại là Hoàng Văn Chí mà sửa thành dấu "sắc" thành dấu "nặng" nên mới có tên gọi như ngày nay, người em gái tên là Nguyễn Thị Thành ốm chết trên đường chạy loạn. Tuổi thơ gia đình ông thiếu thốn đủ bề, gia cảnh thuần nông nguồn, sống chính là làm nghề cấy rẽ và làm hàng xáo. Cha ông đi lấy vợ lẽ sinh được 3 người con trai nữa là: Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Văn Trịnh và Nguyễn Văn Thủy. Từ nhỏ 2 anh em ông ở với bác ruột là Hoàng Thị Thí rồi được bác nhận làm con nuôi.

Đời binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam năm tháng 5 năm 1958.

Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân (1964)

Năm 1973 học trường Trung Cao B2

Năm 1981 học ở Học viện Quân sự Cấp cao

Năm 1993, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 3

Năm 1995 bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Khoa học Quân sự tại Học viện Quốc phòng

Từ năm 1997 đến 2007 Giám đốc Học viện Quốc phòng

Năm 2004 nhà nước phong hàm Phó Giáo sư

Thiếu tướng 1992 Trung tướng 1997 Thượng tướng 2004

Suốt chặng đường 50 năm công tác trong quân đội, trải qua các cuộc chiến đấu ở các chiến trường như Tây Nguyên - miền Đông Nam Bộ - Biên giới phía Bắc. Từ người lính tới cán bộ Sư đoàn qua chiến đấu, rồi về làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh, phó Tư lệnh Chính trị và Tư lệnh Quân khu 3. Sau về làm Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nguyễn Huy Minh (25 tháng 5 năm 2012). “Hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị (Kỳ 1)”. Báo Năng lượng Mới (123). Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]