Nguyễn Thanh Châu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thanh Châu
Chức vụ

Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện
Hải Quân tại Nha Trang
Nhiệm kỳ1/1973 – 3/1975
Cấp bậc-Đại tá (1/1973)
-Chuẩn tướng (4/1974)
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Trong Hiệp
Kế nhiệm-Sau cùng
Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Hải Quân
Nhiệm kỳ1/1969 – 1/1973
Cấp bậc-Trung tá (1/1969)
-Đại tá
Trưởng khối Huấn luyện
Trung tâm Huấn luyện Hải quân
Nhiệm kỳ1/1966 – 1/1969
Cấp bậc-Thiếu tá (1/1966)
-Trung tá
Thông tin chung
Quốc tịch Cộng hòa Pháp
 Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 8 năm 1933
Long An, Liên bang Đông Dương
Mất3 tháng 1 năm 2017
Paris Pháp
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nghề nghiệpQuân nhân
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớp-Trường Trung học Pháp ngữ tại Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1953-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Quân chủng Hải quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Nguyễn Thanh Châu, nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu ở trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại duyên hải Trung phần (do Quân đội Quốc gia tiếp quản từ cơ sở Hải quân của Quân đội Pháp). Ông đã tuần tự giữ từ những chức vụ nhỏ cho đến sau cùng là Chỉ huy trưởng trường Huấn luyện đào tạo Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Thủy thủ của Quân chủng Hải quân.

Tiểu sử & Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 8 năm 1933 trong một gia đình điền chủ khá giả tại Long An, miền Tây Nam phần Việt Nam. Thiếu thời ông học Tiểu học tại quê nhà. Do gia đình có điều kiện, khi học lên trên ông được về học ở Sài Gòn. Năm 1952, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Sài Gòn với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1953, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 53/700.003. Trúng tuyển được theo học khóa 3 tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang,[1] khai giảng vào tháng 7 năm 1953, Tháng giêng năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy.[2] Ra trường, được chuyển đi thực tập trên chiến hạm của Hải quân Pháp.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1956, sau một thời gian từ Quân đội quốc gia chuyển qua phục vụ cơ cấu mới của nền Đệ nhất Cộng hòaQuân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy và được cử làm Chỉ huy phó căn cứ Hải quân Tiên Sa tại Đà Nẵng.

Đầu năm 1961, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy và được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Tiên Sa. Qua tháng 10 năm 1962, ông được giao nhiệm vụ nhận lãnh Hộ tống hạm Chi Lăng II HQ-08 (do Hải quân Hoa Kỳ chuyển giao lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa) và được cử giữ chức Hạm trưởng đầu tiên.[3]

Đầu năm 1966, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá tại nhiệm. Sau đó chuyển về Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang giữ chức vụ Trưởng khối Huấn luyện. Đầu năm 1969, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử làm Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.

Trung tuần tháng 1 năm 1973, ông được thăng cấp Hải quân Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang thay thế Hải quân Đại tá Nguyễn Trọng Hiệp.[4] Ngày 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng tại nhiệm.

1975[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 4, Hải vận hạm Hậu Giang HQ-406 do Hải quân Trung tá Nguyễn Quốc Trị[5] làm Hạm trưởng, được lệnh vào vịnh Cầu Đá, Nha Trang để di tản toàn bộ Trung tâm Huấn luyện Hải quân gồm khóa 26 Đệ tam Kim Ngưu cùng học viên chuyên nghiệp và 2 Đại đội cơ hữu của Trung tâm về đóng tại căn cứ Hải quân Cát Lái, Thủ Đức, Gia Định.

Đêm 29 tháng 4, ông di tản ra khơi trên Khu trục hạm Trần Hưng Đạo (Soái hạm HQ-1). Sau đó ông được sang định cư tại Hoa Kỳ. Về sau chuyển sang Pháp ở với các con.

Ngày 3 tháng 1 năm 2017, ông qua đời tại Paris, Pháp. Hưởng thọ 84 tuổi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Khóa 3 Sĩ quan Hải quân có 13 học viên nhập khóa, trong đó có 10 học viên được đào tạo theo ngành chỉ huy và 3 học viên theo ngành cơ khí
  2. ^ Tốt nghiệp khóa 3 sĩ quan Hải quân Nha Trang, sau này có 8 vị lên đến cấp cao trong Quân chủng Hải quân.
    Ngành chỉ huy
    Các Phó Đề đốc (Chuẩn tướng) Nguyễn Hữu Chí, Vũ Đình ĐàoDiệp Quang Thủy
    Các Hải quân Đại tá và Trung tá
    -Phan Văn Cổn (Sinh năm 1933 tại Châu Đốc. Sau cùng là Tham mưu phó Nhân viên tại Bộ Tư lệnh Hải quân).
    -Lê Thanh Truyền (Sinh năm 1932 tại Sài Gòn. Sau cùng là Tư lệnh Hạm đội Hải quân)
    -Nguyễn Thiện Nhựt (Sinh năm 1932 tại Bình Dương. Sau cùng là HQ Trung tá Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải (Hải khu I).
    Ngành Cơ khí
    -Nguyễn Ngọc Xuân (Sinh năm 1831 tại Sài Gòn. Sau cùng là HQ Đại tá Chỉ huy trưởng căn cứ Tiếp vận Hải quân Vùng 4 Sông ngòi).
  3. ^ Hạm trưởng Hộ tống hạm Chi Lăng II HQ-08 sau cùng là Hải quân Thiếu tá Nguyễn Trường Yên (Tốt nghiệp khóa 15 Sĩ quan Hải quân Nha Trang).
  4. ^ Đại tá Nguyễn Trọng Hiệp sinh năm 1934 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Hải quân Nha Trang.
    -Thời điểm Đại tá Nguyễn Thanh Châu nhậm chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Chỉ huy phó là Hải quân Trung tá Nguyễn Văn Nhựt (Tốt nghiệp khóa 8 Sĩ quan Hải quân Nha Trang).
  5. ^ Trung tá Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1938 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 10 Sĩ quan Hải quân Nha Trang.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.