Tuấn Phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nguyễn Tuấn Phong)
Nghệ sĩ ưu tú
Tuấn Phong
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Tuấn Phong
Ngày sinh
Bản mẫu:Năm sinh và tuội
Nơi sinh
Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ, giảng viên
Gia đình
Hôn nhân
Đỗ Thị Tuyết Nam
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2010)
Sự nghiệp nghệ thuật
Nghệ danhTuấn Phong
Năm hoạt động2010 - nay
Thể loại
  • Nhạc đỏ
  • Nhạc thính phòng
Nhạc cụgiọng hát

Tuấn Phong (sinh năm 1952), tên thật: Nguyễn Tuấn Phong, là một ca sĩ giọng nam cao Việt Nam, thành công với thể loại nhạc đỏ. Phong hiện là giảng viên khoa Thanh nhạc thuộc Đại học Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh và được phong danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" năm 2010.

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tuấn Phong sinh năm 1952 tại Hà Nội. Ông là con cả trong một gia đình có 5 anh chị em. Cha của ông làm việc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và là một người rất say mê văn học, nghệ thuật. Gia đình ông ngụ tại phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình nhưng quê gốc của ông ở làng Bằng A, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai), Hà Nội.

Tuấn Phong say mê âm nhạc từ nhỏ. Năm 1968, với bài hát "Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng" của nhạc sĩ Y-Na (Hoàng Vân), cậu bé 16 tuổi đã đoạt giải trong Hội thi ca hát giới trẻ Thủ đô. Tuấn Phong tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Sinh học. Tuy nhiên, do niềm đam mê âm nhạc, ông đã bỏ lại sự nghiệp khoa học để học tiếp tại Nhạc viện Hà Nội.

Năm 1972, Tuấn Phong gia nhập Đoàn ca múa Nhân dân miền Nam[1]. Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất đất nước, Tuấn Phong đã theo đoàn văn nghệ miền Bắc vào Thành phố Hồ Chí Minh và lập nghiệp tại đây. Từ năm 1978 đến 1984, Tuấn Phong học thanh nhạc tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Ông đã công tác tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, rồi sau đó chuyển sang nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng đảm nhiệm cương vị Trưởng khoa thanh nhạc của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Tuấn Phong từng đoạt giải Nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981 với bài hát "Dấu chân phía trước" của Phạm Minh Tuấn và giải Nhì cuộc thi Dòng nhạc Thính phòng năm 1988.[1]

Tuấn Phong được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương nâng đỡ trong suốt hành trình hoạt động âm nhạc của mình[2]. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu khẳng định: "Nếu Phạm DuyThái Thanh, Trịnh Công SơnKhánh Ly thì tôi có Tuấn Phong".

Tự chọn cho mình dòng nhạc thính phòng với tính chất hàn lâm cao, Tuấn Phong đã chinh phục khán giả bằng chất giọng cộng minh với âm vực rộng. Tuấn Phong được mệnh danh là "người được mệnh danh làm nổi tiếng cho những ca khúc được giới thiệu lần đầu và làm sống lại những ca khúc đã cũ", "người nghệ sĩ luôn tự tìm bài hát để biểu diễn và đặc biệt thành danh ở sự sáng tạo trong cách thể hiện"[2].

Với những ca khúc như "Thơ tình cuối mùa thu", "Tiếng thu", "Người ấy bây giờ đang ở đâu", "Tương tư chiều"... của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Tuấn Phong đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe về một ca sĩ của dòng nhạc nhẹ trữ tình. Bài hát được nhiều người nhớ đến nhất khi nhắc đến Tuấn Phong là "Thuyền và biển" (nhạc: Phan Huỳnh Điểu - thơ: Xuân Quỳnh)[2][3][4]. Chính nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phải khẳng định: "Tuấn Phong là người thể hiện thành công nhất ca khúc Thuyền và biển của Xuân Quỳnh và tôi"[2].

Ông cũng được nhiều khán giả yêu mến qua những ca khúc mang âm hưởng hào hùng như: "Ba Đình nắng" (Bùi Công Kỳ), "Chào em cô gái Lam Hồng" (Ánh Dương), "Tôi người lái xe" (An Chung), "Dáng đứng Việt Nam" (Nguyễn Chí Vũ), "Tình em" (Huy Du), "Tổ quốc yêu thương" (Hồ Bắc), "Tiểu đoàn 307" (Nguyễn Hữu Trí), "Diệt phát xít" (Nguyễn Đình Thi)...[2]

Tuấn Phong được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1996.

Hiện nay, Tuấn Phong đang dồn tâm sức cho công việc giảng dạy thanh nhạc tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đồng thời là tác giả của một số ca khúc như: Mùa thu và em (thơ: Vũ Quốc Anh), Nửa vời (thơ: Nghiêm Huyền Vũ), Chùm nhỏ thơ yêu (thơ: Chế Lan Viên), Hà Nội- kỉ niệm suốt đời tôi...

Ngoài hoạt động âm nhạc, Tuấn Phong còn làm thơ, viết lời bình, làm MC, viết văn. Ông hiện là một trong những giọng đọc thơ quen thuộc trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b [liên kết hỏng][1][liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d e [liên kết hỏng][2] Lưu trữ 2005-11-25 tại Wayback Machine
  3. ^ [liên kết hỏng][3][liên kết hỏng]
  4. ^ Huy Miên, Thuyền và Biển, Báo Sài Gòn giải phóng, đăng ngày 25/11/2006 22:10(GMT+7)