Nguyễn Việt Chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Việt Chiến sinh ngày 8 tháng 10 năm 1952, quê ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây, là nhà báo và nhà văn đang làm việc tại Báo Thanh NiênHà Nội[1][2]. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2000, cũng như hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Ông cũng là Cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Một số bút danh khác ông dùng khi làm thơ có: Nguyễn Văn Nguyễn, Từ Kim Việt[2].

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Việt Chiến đi bộ đội từ năm 1970, xuất ngũ năm 1974 và vào đại học. Tốt nghiệp đại học ngành địa chất. Năm 1990 chuyển sang viết báo, năm 1991 công tác ở báo Văn Nghệ, năm 1992 về làm phóng viên tại báo Thanh Niên.

Ông đã có gia đình và bốn con với bốn cháu. Ông hiện sinh sống tại Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội.

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 2008, Nguyễn Việt Chiến bị bắt tạm giam vì hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ" liên quan đến việc thông tin về vụ án PMU18[3][4]. Gia đình ông có đơn xin bảo lãnh trong thời hạn tạm giam nhưng đã bị bác bỏ, một số báo đã đăng tin bày tỏ bất bình song cũng đã bị đã nhận được chỉ thị không được tiếp tục đăng về vụ việc[5].

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2008, Hội đồng xét xử - Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù giam vì tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"[6][7]. Nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Ân xá Quốc tếTổ chức Phóng viên không Biên giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến vì cho rằng ông là tù nhân lương tâm[8][9]. Chính phủ Úc cũng lên tiếng và được hứa hẹn sẽ sớm thả trong tương lai gần[10].

Theo thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lê Thế Tiệm, do thành tích cải tạo tốt, đã tỏ ra "ăn năn hối cải và hợp tác", ngày 15 tháng 01 năm 2009 Nguyễn Việt Chiến đã được đặc xá trước Tết nguyên đán Kỷ Sửu sau tám tháng thụ hình án tù giam[11][12]. Đầu năm 2009, Nguyễn Việt Chiến trở lại làm việc cho báo Thanh Niên.[13].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mưa lúc không giờ, Thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn năm, 1992.
  • Ngọn sóng thời gian,Thơ, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1998.
  • Cỏ trên đất, Thơ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2000.
  • Những con ngựa đêm, Thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2003.
  • "Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-2005". Phê bình và tiểu luận, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2007.
  • " Tổ Quốc nhìn từ biển" Thơ 2011, đã được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ nhạc.[13]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1990-2004, đã được trao 5 giải thưởng về thơ: Giải nhì Cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam (1989-1990); Giải nhì cuộc thi Thơ hay về biển của Vũng Tàu(1992); Giải nhì cuộc thi Thơ Tạp chí Văn nghệ 1998-1999; Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2004) và Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 cho tập thơ Những con ngựa đêm. Ngoài ra, Hội Nhà Văn Hà Nội tổ chức hội thảo tập sách phê bình "Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân" nhân Ngày Thơ Nguyên Tiêu (2008)[2]

Khi đang chấp hành án phạt tù, nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng báo chí, thể loại Nhà báo, của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vì "đã cống hiến cho tự do thông tin qua công việc, chính kiến và thái độ" của mình.[14].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008.
  2. ^ a b c “Nguyễn Việt Chiến, thơ anh vẫn bảng lảng quanh ta”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ Vì đưa tin vụ PMU18: Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt tạm giam Cập nhật ngày 19:20' 12/05/2008 (GMT+7)
  4. ^ Điều 281 BLHS nằm trong mục A chương XXI về các "tội phạm tham nhũng"
  5. ^ Bác đơn bảo lãnh phóng viên 26 Tháng 5 2008
  6. ^ [1][liên kết hỏng]
  7. ^ “Thông báo”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  8. ^ Ân xá Quốc tế kêu gọi thả nhà báo
  9. ^ Kêu gọi thả hai phóng viên Việt Nam
  10. ^ Australia kêu gọi thả hai phóng viên
  11. ^ “Ông Nguyễn Việt Chiến được đặc xá”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.
  12. ^ Nhà báo Việt Chiến được đặc xá
  13. ^ a b Nguyễn Việt Chiến chiêm nghiệm 'Tổ quốc nhìn từ biển', vnexpress, 3.6.2011
  14. ^ Nhà báo Chiến được đề cử giải thưởng

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]