Người Pashtun

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Pashtun
پښتانه
Pax̌tānə
Tổng dân số
Khoảng 49 triệu (2009)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Pakistan30.699.037 (2008)[2]
 Afghanistan13.750.117 (2008)[3]
 UAE338.315 (2009)[4]
 Hoa Kỳ138.554 (2010)[5]
 Iran110.000 (1993)[6]
 Anh Quốc100.000 (2009)[7]
 Đức37.800 (2012)[8]
 Canada26.000 (2006)[9]
 Ấn Độ13.000 (2009)[10]
 Nga9.800 (2002)[11]
 Úc8.154 (2006)[12]
 Malaysia5.500 (2008)
 Tajikistan4.000 (1970)[6]
Ngôn ngữ
Tiếng Pashtun
Tiếng Urdu, tiếng Daritiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
Tôn giáo
Hồi giáo (Sunni)
với thiểu số Shia

Người Pashtun (tiếng Pashtun: پښتانهPax̌tānə; dạng giống đực số ít: پښتون Pax̌tūn, dạng giống cái số ít: پښتنه Pax̌tana), về lịch sử còn có ngoại danh Afghan (tiếng Ba Tư: افغان‎, Afğān),[13][14][15]Pathan (tiếng Hindustan: پٹھان, पठान, Paṭhān),[16][17] là một dân tộc tại Afghanistan và tây bắc Pakistan.[18] Họ nói tiếng Pashtun và tuân theo Pashtunwali, một tập hợp các lời dạy cá dân và cộng đồng mang tính truyền thống. Nguồn gốc người Pashtun không rõ ràng, nhưng các nhà sử học đã đề xuất mối liên hệ giữa họ với một vài dân tộc cổ đại, gồm người Paktha,[19][20] những người có thể là tổ tiên của người Pashtun ngày nay.

Có nhiều người Pashtun nổi bật trong lịch sử. Ahmad Shah Durrani được coi là nhà sáng lập nhà nước hiện đại Afghanistan. Bacha Khan là một nhà hoạt động nhằm giành độc lập cho Afghanistan khỏi sự cai trị của Anh. Một vài nhân vật nổi bật khác gồm Malala Yousafzai, Hamid Karzai, và Imran Khan.

Người Pashtun tạo nên một cộng đồng lớn tại Pakistan, nơi có số người Pashtun lớn nhất. Theo Ethnologue, tổng số người Pashtun được ước tính là 50 triệu[1] nhưng con số chính xác thì không rõ vì tình trạng chính trị xã hội tại Afghanistan. Ước tính con số các bộ tộc và thị tộc Pashtun là từ 350 tới hơn 400.[21][22]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Đại đa số người Pashtun cư ngụ tại quê hương Pashtunistan, tọa lạc ở phía nam Amu Darya tại Afghanistan và phía tây sông Ấn tại Pakistan, bao gồm Khyber-Pakhtunkhwa, Những Khu vực Bộ lạc Liên bang Quản lý (FATA) và một phần của Balochistan. Cũng có những cộng đồng người Pashtun ở tây và bắc Afghanistan, các vùng Gilgit–BaltistanKashmir và tây bắc tỉnh Punjab. Trong cộng đồng người Hồi giáo tại Ấn Độ, đa số có gốc gác Pashtun.[10][23] Trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, họ thường được gọi là Pathan.[24] Những cộng đồng kiều dân nhỏ hơn có mặt ở tỉnh Khorasan của Iran, bán đảo Ả Rập, châu Âu, Bắc Mỹ, và Úc.

Những trung tâm đô thị quan trọng của người Pashtun gồm Peshawar, Quetta, Kandahar, Jalalabad, Kunduz, và Lashkar Gah. Những đô thị nhỏ hơn gồm chủ yếu người Pashtun là Swat, Kohat, Hangu, Khost, Mardan, Asadabad, Gardēz, Farah, Pul-i-Alam, Bannu, Parachinar, Swabi, Maidan Shar, Tarinkot, Battagram, Mansehra, Attock. 25% dân số hai thành phố KabulGhazni ở Afghanistan là người Pashtun, còn HeratMazar-i-Sharif thì ít nhất là 10%.[18] Với một số ước tính đạt tới 7 triệu, thành phố Karachi tại Sindh, Pakistan là nơi tập trung đông người Pashtun đô thị nhất thế giới.[25][26]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lewis, Paul M. (2009). “Pashto, Northern”. SIL International. Dallas, Texas: Ethnologue: Languages of the World, Sixteenth edition. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010. Ethnic population: 49,529,000 possibly total Pashto in all countries.
  2. ^ “Pakistan population: 199,085,847 (July 2015 est.) [Pashtun (Pathan) 15.42%] = 30,699,037”. The World Factbook. Central Intelligence Agency (CIA). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ “CIA”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “United Arab Emirates: Demography” (PDF). Encyclopædia Britannica World Data. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ 42% of 200,000 Afghan-Americans = 84,000 and 15% of 363,699 Pakistani-Americans = 54,554. Total Afghan and Pakistani Pashtuns in USA = 138,554.
  6. ^ a b “Ethnologue report for Southern Pashto: Iran (1993)”. SIL International. Ethnologue: Languages of the World. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ Maclean, William (ngày 10 tháng 6 năm 2009). “Support for Taliban dives among British Pashtuns”. Reuters. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  8. ^ Relations between Afghanistan and Germany Lưu trữ 2017-01-16 tại Wayback Machine: Germany is now home to almost 90,000 people of Afghan origin. 42% of 90,000 = 37,800
  9. ^ “Ethnic origins, 2006 counts, for Canada”. 2.statcan.ca. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
  10. ^ a b “Abstract of speakers' strength of languages and mother tongues – 2001”. Census of India. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  11. ^ “Perepis.ru”. perepis2002.ru (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  12. ^ “20680-Ancestry (full classification list) by Sex – Australia”. 2006 Census. Australian Bureau of Statistics. Bản gốc (Microsoft Excel download) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008. Total responses: 25,451,383 for total count of persons: 19,855,288.
  13. ^ “Afghan and Afghanistan”. Abdul Hai Habibi. alamahabibi.com. 1969. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ Muhammad Qasim Hindu Shah (Firishta). History of the Mohamedan Power in India. Persian Literature in Translation. Packard Humanities Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2007.
  15. ^ “Afghanistan: Glossary”. British Library. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  16. ^ James William Spain (1963). The Pathan Borderland. Mouton. tr. 40. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. The most familiar name in the west is Pathan, an Hindi term adopted by the British, which is usually applied only to the people living east of the Durand.
  17. ^ Pathan. World English Dictionary. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. Pathan (pəˈtɑːn) — n a member of the Pashto-speaking people of Afghanistan, Western Pakistan, and elsewhere, most of whom are Muslim in religion [C17: from Hindi]
  18. ^ a b “Ethnic map of Afghanistan” (PDF). Thomas Gouttierre, Center For Afghanistan Studies, University of Nebraska at Omaha; Matthew S. Baker, Stratfor. National Geographic Society. 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  19. ^ Nath, Samir (2002). Dictionary of Vedanta. Sarup & Sons. tr. 273. ISBN 81-7890-056-4. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  20. ^ “7”. The History of Herodotus. Translated by George Rawlinson. The History Files. ngày 4 tháng 2 năm 1998 [original written 440 BC]. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  21. ^ Romano, Amy (2003). A Historical Atlas of Afghanistan. The Rosen Publishing Group. tr. 28. ISBN 0-8239-3863-8. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  22. ^ Syed Saleem Shahzad (ngày 20 tháng 10 năm 2006). “Profiles of Pakistan's Seven Tribal Agencies”. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  23. ^ “Study of the Pathan Communities in Four States of India”. Khyber.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  24. ^ Cyril Glassé; Huston Smith (2003). The New Encyclopædia of Islam. Rowman Altamira. The Pashto-speaking tribesman who live in Afghanistan, where they are one of the main ethnic groups, and in Pakistan, where they are generally called by the variant term Pathan (Hindi and Urdu).
  25. ^ Sharmeen Obaid-Chinoy (ngày 17 tháng 7 năm 2009). “Pakistan: Karachi's Invisible Enemy City potent refuge for Taliban fighters”. Frontline on PBS. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  26. ^ Syed Saleem Shahzad (ngày 10 tháng 1 năm 2007). “How the Taliban keep their coffers full”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.