Thủy điện Bản Vẽ

Thủy điện Bản Vẽ trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Bản Vẽ
Thủy điện Bản Vẽ
Thủy điện Bản Vẽ (Việt Nam)

Thủy điện Bản Vẽ là công trình thủy điện xây dựng tại thượng nguồn Nậm Nơn (sông Lam). Đập chính và nhà máy điện đặt tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam [1][2][3][4][note 1].

Thủy điện Bản Vẽ có công suất thiết kế 320 MW, sản lượng điện hàng năm 1084 triệu KWh. Đập của thủy điện tạo ra hồ Bản Vẽ, diện tích lưu vực 8.700 km², thuộc địa bàn bốn xã: Yên Na, Hữu Khuông, Mai SơnNhôn Mai. Đây là công trình thủy điện lớn nhất khu vực bắc miền Trung và tỉnh Nghệ An. Công trình đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Ngoài ra, thủy điện Bản Vẽ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả [5].

Các thông số chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiều dài đập theo đỉnh: 509 m
  • Chiều cao đập lớn nhất: 137 m
  • Mực nước bình thường: 200 m
  • Dung tích hồ chứa nước: 1,8 tỷ m³
  • Diện tích lưu vực hồ chứa: 8.700 km²
  • Số tổ máy: 2 tổ
  • Công suất thiết kế: 320 MW
  • Loại đập: Bê tông đầm lăn, hầm dẫn nước, nhà máy hở
  • Thời gian thi công: Khởi công năm 2005, phát điện hòa lưới năm 2010 [3].

Xuôi dòng Nậm Nơn chứng 11 km là thủy điện Nậm Nơn 19°17′46″B 104°25′15″Đ / 19,29621°B 104,420913°Đ / 19.296210; 104.420913 (thủy điện Nậm Nơn) hoạt động liên hợp với thủy điện Bản Vẽ.

Tác động môi trường dân sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Sự cố chết người khi thi công, 2007[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15/12/2007 đã xảy ra sự cố đất đá trượt, sạt ngay sau khi nổ mìn trong khu khai thác đất đá. Sự cố làm hàng chục người bị vùi lấp, trong đó có 18 người đã thiệt mạng [3][6].

Tái định cư[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tái định cư thì theo truyền thống của thủy điện là "làm nhà" cho bà con ở rồi để đấy. Nó dẫn đến tình trạng bà con không có đất đai để canh tác, nên lâm vào cảnh đói nghèo. Một số đã tìm cách trở lại lòng hồ để sống tạm bợ [5]. Hiện đang có những nỗ lực để giải quyết dứt điểm "hậu" tái định cư, và đang trong quá trình thực hiện.

Nghịch lý khát điện ở sát thủy điện[sửa | sửa mã nguồn]

Các thủy điện thi công thì đời sống của nhân dân trong vùng bị xáo trộn. Khi thủy điện hoàn thành thì bỏ lại những làng bản ở sát thủy điện không được cấp điện. Nghịch lý khát điện đang diễn ra đến năm 2019 với 5/10 bản của xã Lượng Minh, xã nằm kẹp giữa nhà máy thủy điện Bản Vẽ và Nậm Nơn.[7]

Thắng cảnh liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vùng hồ Bản Vẽ có thắng cảnh Hang Thẩm Nậm (hay Thẳm Nặm) trong dãy núi Phá Chầng ở bản Xiêng LằmHữu Khuông 19°30′45″B 104°37′29″Đ / 19,5125°B 104,624722°Đ / 19.512500; 104.624722 (Thẩm Nậm TD). Đó là hang dạng karst trong núi đá vôi.

Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trong tiếng Thái-Tày "Nậm" có nghĩa là nước, sông, suối.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-17-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ a b c Nhà máy thủy điện Bản Vẽ tỉnh Nghệ An. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, 2006. Truy cập 28/02/2016.
  4. ^ Thông tư 03/2014/TT-BTNMT ngày 12/02/2014 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Nghệ An. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 10/09/2018.
  5. ^ a b Một góc buồn Bản Vẽ... Lưu trữ 2016-03-07 tại Wayback Machine Văn hóa Nghệ An, 18/5/2012.Truy cập 28/02/2016.
  6. ^ PVI chia sẻ nỗi đau Thủy điện Bản Vẽ Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. PVI, 18/12/2007. Truy cập 28/02/2016.
  7. ^ 'Khát điện' dưới chân nhà máy thủy điện lớn nhất Nghệ An. Vietnamnet, 28/05/2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]