Nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin; nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực này là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.[1]

Các quy hoạch của nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 có đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu riêng như sau:[1]

Mục tiêu chung:

Mục tiêu riêng:

  • Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề. Đến năm 2015, ở bậc đại học, cao đẳng đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1 giảng viên công nghệ thông tin; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
  • Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2015 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN; 80% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Đến năm 2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại nhiều trường đại học đạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
  • Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2015, toàn bộ học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và 80% học sinh các trường tiểu học được học tin học. Đảm bảo dạy tin học cho 100% học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vào năm 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. Đến năm 2015, 100% giáo viên các cấp có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho giảng dạy.
  • Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ Thạc sĩ trở lên.
  • Tăng cường đào tạo nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, … 530.000 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên.
  • Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn xã hội. Đến năm 2015, tất cả cán bộ, công chức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh nghiệp và trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc công nghệ thông tin, được đào tạo theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2020, 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.

Nhiệm vụ phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của nhà nước như sau:[1]

Giáo dục & đào tạo nhân lực công nghệ thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Số trường đào tạo ngành Công nghệ Thông tin tại Việt Nam tính đến năm 2010.

Vào năm 2010, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng trường Cao đẳng, Đại học đào tạo về Công nghệ Thông tin - Truyền thông là 277 trường.[2]

Tỉ lệ tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin tính đến năm 2010.

Về việc tuyển sinh ngành công nghệ thông tin để chuẩn bị nhân lực ngành trong tương lai, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị với bộ cho phép tuyển sinh theo ba môn thi: toán, ngoại ngữ (thông thường là tiếng Anh, thay vì môn hóa) để phù hợp với thực tế hiện nay. Khối thi này được gọi là khối A1, nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, khối A1 sẽ được áp dụng cho năm 2013 [3][4].

Việc đào tạo nhân lực công nghệ thông tin hiện nay đang vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, được tóm gọn trong cụm từ "nhu cầu cao, chất lượng thấp". Theo PGS. Bùi Thế Duy, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Mặc dù đang tồn tại tình trạng nhà nhà đào tạo CNTT nhưng nguồn nhân lực vẫn không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng." Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định việc đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chỉ cơ bản đáp ứng về số lượng, nhưng chất lượng vẫn nhiều hạn chế.[5][6] Điều này dẫn tới hệ lụy các công ty làm về công nghệ thông tin đau đầu về việc tìm nhân lực và rất nhiều công ty buộc phải đào tạo nhân lực công nghệ thông tin mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy, các sinh viên sau khi ra trường phải tham gia các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ của doanh nghiệp và phải lấy chứng chỉ chuyên môn sâu về công nghệ thông tin và truyền thông của các tập đoàn như Microsoft, Oracle, Cisco,... thì mới có thể làm tốt công việc".

Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng có kế hoạc đẩy nhanh việc sử dụng tiếng Anh vào giảng dạy một số môn học ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng.[6]

Một số trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường tiêu biểu về đào tạo ngành Công nghệ Thông tin bao gồm:

Nguồn nhân lực[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ mang tính tham khảo tại tạp chí PCWorld Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Vinasa vào ngày 25/08/2009, tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người, khoảng 50.000 người trong số đó làm trong lĩnh vực phần mềmnội dung số.[7]

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cho biết mục tiêu đầu ra cho 1 triệu lao động công nghệ thông tin đã được đảm bảo vào năm 2015.[8] Tuy nhiên, mục tiêu trên chưa chắc có thể đạt được khi thực tế từ năm 2004 chỉ có khoảng 10.000 chỉ tiêu ngành công nghệ thông tin mỗi năm.[9] Theo dự báo của nhà nước, đến năm 2015, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần khoảng 554.000 lao động, trong đó khoảng 50% có trình độ cao đẳngđại học trở lên. Năm 2020, mục tiêu đặt ra là có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về công nghệ thông tin có trình độ thạc sĩ trở lên, trong số đó có trên 30% có trình độ tiến sĩ.

Theo khảo sát với hơn 500 lượt trong vòng 2 tuần của PCWorld Việt Nam cho thấy tạm thời, ngành công nghệ thông tin vẫn đang xếp ở vị trí cao nhất (40.89%) so với Tài chínhNgân hàng (18.75%) và Quản trị kinh doanh (16.25%) về ngành nghề làm việc, học tập nếu có cơ hội chọn lại. Điều đó chứng tỏ nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ thông tin vẫn có nhiều tiềm năng.[10]

Việc kham hiếm nguồn lực nhân lực công nghệ thông tin trong thị trường lao động vẫn đang nóng bỏng khó giải quyết, ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc FPT IS tại Đà Nẵng cho biết hiện tượng chủ yếu là do người giỏi chuyên môn thì kém ngoại ngữ và ngược lại.[11]

Các kỹ năng[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là một kỹ năng buộc phải có đối với nhân lực công nghệ thông tin khi đa số tài liệu, văn bản hướng dẫn, kỹ thuật, công nghệ cũng như nội dung các môn học, phần mềm về công nghệ thông tin - truyền thông và các công việc thực tế đa số dùng tiếng Anh. Hơn nữa tiếng Anh còn thông dụng trao đổi với khách hàng, đối tác quốc tế trong ngành công nghệ thông tin, truyền thông.

Theo nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn rất hạn chế về kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Một thực tế đáng lo ngại trong quá trình hội nhập công nghệ thông tin Việt Nam với thế giới là 90% nhân sự có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Vinasa cho biết với nguồn nhân lực hiện có với chất lượng đào tạo và chuyên môn về công nghệ thông tin đã được trang bị thì vẫn còn kém về phần mềm và ngoại ngữ.[12]

Kỹ năng mềm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kỹ năng trình bày bao gồm kỹ năng như trình bày văn bản, kỹ năng thảo luận, kỹ năng seminar, kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng cập nhật công nghệ.

Kỹ năng tư duy và làm việc độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân lực công nghệ thông tinViệt Nam thật sự cần một "tư duy mở". Thạc sĩ Hà Hoàng Huy, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn SSP chia sẻ các kỹ sư công nghệ thông tin thường giỏi về tư duy logic, làm việc độc lập, nhưng lại kém về giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục hiệu quả. Bên cạnh tư duy logic và làm việc độc lập, yêu cầu xã hội cần nhân lực công nghệ thông tin phải có tư duy tổng thể, tư duy kinh doanhtư duy dịch vụ khách hàng.[13]

Chất lượng nhân sự được hình thành từ ba yếu tố: nền giáo dục, sự tự học và đào tạo của công ty. Tuy nhiên tại Việt Nam, chất lượng của hệ thống giáo dục chưa được tốt, ví dụ như việc đào tạo và phát triển các kỹ năng mềm. Do đó, chất lượng nhân sự đều phụ thuộc vào hai yếu tố: sự tự học và việc đào tạo huấn luyện của công ty.

Các ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Một số ngành nghề phổ biến liên quan đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin như:[11][14]

Một số công ty, doanh nghiệp công nghệ thông tin, truyền thông tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách một số công ty, doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam như sau:[15]

  1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
  2. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
  3. Công ty thông tin di động (VMS, MobiPhone)
  4. Công ty cổ phần FPT là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin
  5. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020”. Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 26/10/2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  2. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 127: Xuất hiện lỗi bất ngờ: archive_date không khớp với URL lưu trữ.
  3. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 127: Xuất hiện lỗi bất ngờ: archive_date không khớp với URL lưu trữ.
  4. ^ “Cải tiến tuyển sinh”. Báo Tuổi Trẻ. 30/11/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  5. ^ “Đào tạo nhân lực CNTT: Chất lượng chưa cao”. Báo Đầu tư.[liên kết hỏng]
  6. ^ a b “Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: Giải bài toán nhu cầu - chất lượng”. 8 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ “Nhân lực công nghệ thông tin: Bao giờ hết thiếu và yếu?”. VnEconomy. 26/08/2009. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  8. ^ “Đào tạo nguồn nhân lực CNTT: Rất cần sự liên kết”. VietnamPlus. 27/03/2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  9. ^ “Mỗi năm có 10.000 chỉ tiêu tuyển sinh ngành công nghệ thông tin”. 22/04/2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  10. ^ “Lộ trình 10 năm một triệu nhân lực CNTT-TT”. 21/01/2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  11. ^ a b “Khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ thông tin”. Thanh Niên. 26/05/2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  12. ^ “Tiến vào kỷ nguyên công nghệ thông tin”. Báo Điện Tử, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 29/08/2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  13. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 127: Xuất hiện lỗi bất ngờ: archive_date không khớp với URL lưu trữ.
  14. ^ “Cần nhiều nhất nhóm "kinh doanh, bán hàng...". Lao động. 22/12/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  15. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 127: Xuất hiện lỗi bất ngờ: archive_date không khớp với URL lưu trữ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]