Nhân vật phản diện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân vật phản diện (minh họa)

Nhân vật phản diện (tiếng Anh: antagonist; tiếng Hy Lạp cổ: ἀνταγωνιστής) còn gọi là nhân vật đối lập, là nhân vật đối đầu với nhân vật chính[1] trong một câu chuyện.

Nguồn gốc thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật phản diện trong tiếng Anh là Antagonist, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἀνταγωνιστής – antagonistēs, "chống đối, cạnh tranh, đểu giả, kẻ thù, xung đột", và có nguồn gốc từ anti-("chống lại") và từ agonizesthai ("tranh đấu vì một phần thưởng")[2]

Trong tiếng Việt, phản diện là từ gốc Hán có nghĩa là mặt trái, mặt đối diện; là sự kết hợp của phản (trái lại, ngược lại)[3]diện ("mặt, bề mặt, bên phía).[4]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Anh hùng và ác nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phong cách cổ điển và có tính khuôn mẫu, anh hùng (thường vào vai chính diện) phải giải quyết xung đột hoặc đấu tranh với ác nhân (thường vào vai phản diện).

Tuy nhiên, không phải lúc nào ác nhân cũng vào vai phản diện. Có một số loại hình kể chuyện, ác nhân được cho vào vai nhân vật chính, khi đó các anh hùng chống lại nhân vật này lại trở thành vai phản diện. Nhân vật phản diện thường đại diện cho một vật cản, một rủi ro gây khó cho nhân vật chính, khiến cho nhân vật chính phải hành động giải quyết xung đột.

Ví dụ điển hình cả trên màn ảnh và rạp hát, đó là nhân vật Sauron trong câu chuyện Chúa tể của những chiếc nhẫn, người liên tục gây khó cho nhân vật chính. Hay nhân vật Tybalt trong câu chuyện Romeo và Juliet, người đã giết Merculito dẫn đến sự lưu vong của một nhân vật chính - Romeo. Trong văn học cổ điển, quy ước chung là nhân vật phản diện thường đưa ra những quyết định mang tính đạo đức không có ý nghĩa gì nhiều so với nhân vật chính.

Nhân vật tạo ác cảm[sửa | sửa mã nguồn]

Có những nhân vật phản diện nhưng không hề xấu xa - chỉ đơn giản là những nhân vật đó dại khờ và tạo ác cảm đối với khán giả. Ví dụ như trong Bắt trẻ đồng xanh, hầu hết mọi nhân vật đều vào vai phản diện, chỉ trừ nhân vật chính ra.[5]

Yếu tố phản diện không phải là con người[sửa | sửa mã nguồn]

Yếu tố phản diện không nhất thiết phải là con người - mà có thể là những lực cản, đó có thể là sóng thủy triều dâng lên phá hủy một thành phố, một cơn bão mang đến sự hỗn loạn, hoặc là những quy luật xã hội gây khó cho nhân vật chính.

Đã từng là anh hùng, người tốt[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhân vật từng là anh hùng có thể trở thành ác nhân, trong một tình huống bị áp lực. Ví dụ kể đến là nhân vật Anakin Skywalker trong Chiến tranh giữa các vì sao, từ một Jedi đã trở thành Sith hay vận động viên chuyên nghiệp Tal "Fly" Aizik, phản bội n0tail để sang EG(Evil Geniuses). Một nhân vật thân cận của nhân vật chính cũng có thể trở thành phản diện, khi phản bội lại nhân vật chính.

Mục đích trong kể chuyện[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật phản diện được dùng như một mắt xích chính trong câu chuyện, người tạo nên những xung đột, những chướng ngại vật hoặc thách thức cho nhân vật chính. Và khi nhân vật chính có thể giải quyết các xung đột đó, ý nghĩa câu chuyện mới có thể được nêu bật lên.

Mặc dù không phải mọi câu chuyện đều yêu cầu một nhân vật phản diện, nó thường được sử dụng trong các vở kịch để tăng mức độ kịch nghệ. Trong một câu chuyện bi kịch, nhân vật phản diện thường là nguyên nhân của vấn đề thiết yếu của nhân vật chính, hoặc dẫn dắt một nhóm nhân vật chống lại nhân vật chính.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Protagonist, antagonist”. grammarist.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ “antagonist”. Online Etymology Dictionary.
  3. ^ “Từ điển tiếng Việt - Định nghĩa 'Phản'. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ “Diện”. vi.wiktionary.org. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  5. ^ Bulman, Colin (2007). Polity Press. tr. 17. ISBN 9780745636870.
  6. ^ Playwriting: The Structure of Action. Yale University Press. 2005. tr. 133–134. ISBN 0300107242.