Ngữ tộc Tiểu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Anatolia)
Ngữ tộc Tiểu Á
Ngữ tộc Anatolia
Sắc tộcCác dân tộc Anatolia
Phân bố
địa lý
Tiểu Á (Anatolia) thời cổ đại
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
  • Ngữ tộc Tiểu Á
Ngôn ngữ nguyên thủy:Tiểu Á nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
Glottolog:anat1257[1]

Ngữ tộc Tiểu Á hay ngữ tộc Anatolia là một ngữ tộc đã biến mất thuộc ngữ hệ Ấn-Âu hiện diện ở Tiểu Á thời cổ đại. Đây được coi là nhánh đầu tiên tách ra khỏi phần còn lại của hệ Ấn-Âu. Tiếng Hitti là ngôn ngữ Tiểu Á nổi tiếng và được hiểu rõ nhất. Người ta phát hiện ra các ngôn ngữ trong ngữ tộc này vào cuối thế XIX và thế kỷ XX. Một khi được phát hiện, sự có mặt của âm thanh quản /ḫḫ trong tiếng Hitti trở thành bằng chứng trực tiếp cũng cố cho thuyết âm thanh quản trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy (PIE). Mặc dù ta không tìm thấy di liệu tiếng Hitti sau thời kỳ đồ đồng nào, nhưng tiếng Luwia tượng hình vẫn sống sót cho tới khi các vương quốc Tân Hitti rơi vào tay Assyria, và người ta vẫn tìm thấy một số ít di liệu rời rạc của các ngôn ngữ Tiểu Á khác. Ngữ tộc Tiểu Á cuối cùng bị làn sóng Hy Lạp hoá ở Tiểu Á quét sạch.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ tộc Tiểu Á thường được coi là nhánh tách khỏi ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy trước tiên; các học giả thường xác định thời điểm chia tách là vào khoảng giữa thiên niên kỷ 4 TCN. Theo giả thuyết Kurgan, người nói ngôn ngữ Anatolia có lẽ đến Tiểu Á bằng một trong hai con đường sau: từ phương bắc, băng qua Kavkaz, hoặc từ phương tây, băng qua Balkan.[2] Mallory (1989), Steiner (1990), Anthony (2007) đều cho rằng con đường thứ hai khả thi hơn. Nghiên cứu thống kê do Quentin Atkinson và đồng nghiệp thực hiện (sử dụng suy luận Bayes và các phương pháp ngữ niên học) ủng hộ cho việc quê hương hệ Ấn-Âu nằm ở Tiểu Á, song có nghi ngờ về giá trị lẫn độ chính xác của nghiên cứu này.[3][4]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Về âm vị học, các ngôn ngữ Tiểu Á giữ gìn một số đặc điểm đã mất đi trong những nhánh Ấn-Âu khác. Trước hết, các ngôn ngữ Tiểu Á lưu giữ phụ âm thanh quản thừa hưởng từ ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy trong những từ như ḫāran- "đại bàng" tiếng Hitti (cùng gốc với ὄρνῑς (órnīs) "chim" tiếng Hy Lạp, erẽlis "đại bàng" tiếng Litva, ǫrn "đại bàng" tiếng Bắc Âu cổ; bắt nguồn từ *h₃éron- trong PIE) hay 𐊜𐊒𐊄𐊀 χuga "ông" tiếng Lycia (so với avus "ông" tiếng Latinh, awis "chú" tiếng Phổ cổ, 𐌰𐍅𐍉 (awō) "bà" tiếng Goth; *h₂éwh₂s trong PIE). Ba loạt phụ âm mặt lưỡi của PIE vẫn giữ nguyên là ba loạt trong ngôn ngữ Tiểu Á nguyên thủy, phát triển theo ba cách khác nhau trong tiếng Luwia: * > ku-, *k > k-, * > z-.[5] Trái lại, hệ thống âm tắc phân biệt về ba phương diện trong PIE (ví dụ, *p, *b, *bʰ) trở thành sự phân biệt fortis-lenis đơn giản hơn trong ngôn ngữ Tiểu Á nguyên thủy (/p/-/b/). Trong tiếng Hitti và Luwia hình nêm, phụ âm tắc lenis được biểu thị bằng một ký tự phụ âm vô thanh (ví dụ, p) còn âm tắc fortis được viết bằng hai ký tự phụ âm vô thanh (ví dụ, pp). Đến thiên niên kỷ 1, hiện tượng xát hoá phụ âm lenis xuất hiện trong tiếng Lydia, tiếng Lycia, tiếng Caria.[6]

Âm thanh quản *H trong ngôn ngữ Tiểu Á nguyên thủy phát triển thành âm kép -ḫḫ- hay âm đơn -ḫ- trong tiếng Hitti. Âm vị hậu thân của *H được ước đoán là âm xát yết hầu trong Hitti, âm xát lưỡi gà trong tiếng Luwia (dựa trên bằng chứng từ mượn tiếng Ugarit và tiếng Ai Cập). Âm thanh quản mất đi trong tiếng Lydia, trở thành 𐊐 (χ) trong tiếng Lycia, thành 𐊼 (k) trong tiếng Caria (cả 𐊐 và 𐊼 đều đọc là [k]). Bản chất âm vị học của *H có lẽ là âm xát yết hầu, âm xát lưỡi gà hay âm tắc lưỡi gà.[7][8]

Động từ[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thái học các ngôn ngữ Tiểu Á có phần đơn giản hơn so với các ngôn ngữ Ấn-Âu cổ khác. Hệ thống động từ phân biệt giữa hai thì (quá khứ và hiện tại-tương lai), hai thái (chủ động và trung-bị động), hai thức (thức trần thuậtthức mệnh lệnh, vắng mặt thức cầu khẩnthức mong mỏi hiện diện trong ngữ tộc Tochari, tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp cổ đại). Động từ trong các ngôn ngữ Tiểu Á thường chia thành hai "lớp": lớp mi và lớp ḫi, đặt tên theo hậu tố biểu thị thức trần thuật thì hiện tại ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Hitti. Trong khi lớp mi có dạng đồng nguyên trong các ngôn ngữ Ấn-Âu khác, lớp ḫi lại là đặc trưng của ngữ tộc này, có lẽ bắt nguồn từ một hình vị láy hay nhấn mạnh nào đó trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy.[5]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Anatolian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Rõ ràng, giả thuyết nào lấy Tiểu Á làm quê hương hệ Ấn-Âu thì cũng cho rằng ngữ tộc Anatolia không di chuyển đi đâu cả. Giả thuyết Armenia là quê hương hệ Ấn-Âu thì vẽ ra con đường di cư đơn giản, rằng các dân tộc Anatolia đến từ phía đông.
  3. ^ [1] Lưu trữ 2011-05-20 tại Wayback Machine Language-tree divergence times support the Anatolian theory of Indo-European origin – Russell D. Gray & Quentin D. Atkinson, Department of Psychology, University of Auckland, Auckland, New Zealand.
  4. ^ Bouckaert, R.; Lemey, P.; Dunn, M.; Greenhill, S. J.; Alekseyenko, A. V.; Drummond, A. J.; Gray, R. D.; Suchard, M. A.; Atkinson, Q. D. (ngày 23 tháng 8 năm 2012). “Mapping the Origins and Expansion of the Indo-European Language Family”. Science. 337 (6097): 957–960. doi:10.1126/science.1219669. PMC 4112997. PMID 22923579.
  5. ^ a b Klein, Jared; Joseph, Brian; Fritz, Matthias (ngày 25 tháng 9 năm 2017). Handbook of Comparative and Historical Indo-European Linguistics (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter GmbH & Co KG. ISBN 9783110393248.
  6. ^ Melchert, Harold Craig (1994). Anatolian Historical Phonology (bằng tiếng Anh). Rodopi. tr. 21. ISBN 9789051836974.
  7. ^ Melchert, Harold Craig (1994). Anatolian Historical Phonology (bằng tiếng Anh). Rodopi. tr. 22. ISBN 9789051836974.
  8. ^ Kloekhorst, Alwin. “Anatolian evidence suggests that the Indo-European laryngeals *h₂ and *h₃ were uvular stops [2018]” (bằng tiếng Anh). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fortson, Benjamin W (2010). Indo-European Language and Culture: An introduction. Blackwell textbooks in linguistics (ấn bản 2). Chichester, U.K.; Malden, MA: Wiley-Blackwell. 19.
  • Keen, Anthony G. (1998) [1992]. Dynastic Lycia: A political history of the Lycians & their relations with foreign powers, c. 545–362 BC. Mnemosyne: bibliotheca classica Batavia. Supplementum. Leiden; Boston; Köln: Brill.
  • Luraghi, Silvia (1998) [1993], “The Anatolian Languages”, trong Ramat, Anna Giacalone; Ramat, Paolo (biên tập), The Indo-European Languages, Routledge Language Family Descriptions, London; New York: Routledge. Originally published as Le Lingue Indoeuropee.
  • Mallory, J.P. (1989). In Search of the Indo-Europeans. London: Thames and Hudson Ltd.
  • Melchert, H. Craig (2012). “The Position of Anatolian” (PDF).
  • Melchert, H. Craig (2016). “Luwian” (PDF).
  • Patri, Sylvain (2007). L'alignement syntaxique dans les langues indo-européennes d'Anatolie. Studien zu den Bogazkoy-Texten 49. Wiesbaden: Otto Harrassowitz. ISBN 978-3-447-05612-0.
  • Rieken, Elisabeth (2017), “The dialectology of Anatolian”, trong Fritz, Mathias; Joseph, Brian; Klein, Jared (biên tập), Comparative Indo-European Linguistics, Handbooks of Linguistics and Communication Science, Berlin; New York: de Gruyter Mouton, tr. 298–308
  • Mallory, J.P. (1989). In Search of the Indo-Europeans. London: Thames and Hudson Ltd.
  • Payne, Annick (2010). Hieroglyphic Luwian: An Introduction with original Texts. SILO: Subsidia et Instrumenta Linguarum Orientis (ấn bản 2). Wiesbaden: Harrassowitz.
  • Steiner, G. (1990). “The immigration of the first Indo-Europeans into Anatolia reconsidered”. Journal of Indo-European Studies. 18: 185–214.
  • Yakubovich, Ilya (2011), “Luwian and the Luwians”, trong Steadman, Sharon R.; McMahon, Gregory (biên tập), The Oxford Handbook of Ancient Anatolia, Oxford: Oxford University Press, tr. 534–547