Nhôm permanganat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhôm permanganat
Danh pháp IUPACAluminum;tripermanganate
Tên khácNhôm manganat(VII)
Aluminum permanganat
Aluminum manganat(VII)
Nhận dạng
Số CAS76649-09-7
PubChem11315105
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửAl(MnO4)3
Khối lượng mol383,7878 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu đỏ nhạt-tím
Khối lượng riêng2,92 g/cm³
Điểm nóng chảy 80 °C (353 K; 176 °F)[1] (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantạo phức với ure
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn oxy hóa mạnh
Các hợp chất liên quan
Anion khácNhôm pertechnetat
Nhôm perrhenat
Cation khácThali(I) permanganat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nhôm permanganat (tiếng Anh: aluminium permanganate, aluminum permanganate), là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Al(MnO4)3, là muối nhôm của ion permanganat.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Cho dung dịch nước của nhôm sulfat tác dụng với dung dịch nước của bari permanganat để loại bỏ kết tủa bari sulfat, chất còn lại sẽ được kết tinh.

Ngoài ra, nó có thể thu được bằng cách cho nhôm hydroxide tác dụng với dung dịch nước của acid permanganic và loại bỏ nước.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Vì nhôm permanganat chứa các ion permanganat nên nó là một chất oxy hóa khá mạnh. Không đun nóng với chất hữu cơ, vì nó có tính nổ cao. Ngoài ra, khi trộn với acid sulfuric đặc sẽ tạo ra tiếng nổ rất mạnh. Ngoài ra, tác dụng của nhôm hydroxide tạo ra kết tủa Al2(MnO4)3 màu xanh lục đậm.

Từ nhiệt độ 80 °C (176 °F; 353 K), nhôm permanganat trở nên không ổn định.[1]

Dung dịch nhôm permanganat loãng hấp thụ ánh sáng có bước sóng 576 nm.[2]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể dùng nhôm permanganat để điều chế bari permanganat hoặc dùng để thu muối permanganat của kim loại khác.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

Al(MnO4)3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Al(MnO4)3·6CO(NH2)2 là tinh thể màu đen, tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Encyclopedia of Chemical Technology, Tập 13 (Anthony Standen; Interscience Publishers, 1967), trang 34. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Annalen der Physik, Tập 287-335 (J.A. Barth, 1910), trang 134. Truy cập 12 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ László Kótai, Kalyan K. Banerji (ngày 31 tháng 3 năm 2001). “AN IMPROVED METHOD FOR THE PREPARATION OF HIGH-PURITY PERMANGANATE SALTS”. Synthesis and Reactivity in Inorganic and Metal-Organic Chemistry (bằng tiếng Anh). 31 (3): 491–495. doi:10.1081/SIM-100002234. ISSN 0094-5714. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Chemical Abstracts: Patent index (bằng tiếng Anh). American Chemical Society. 1915. tr. 2852.