Bước tới nội dung

Nhông đuôi gai Utila

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ctenosaura bakeri
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Lacertilia
Họ (familia)Iguanidae
Chi (genus)Ctenosaura
Loài (species)C. bakeri
Danh pháp hai phần
Ctenosaura bakeri
Stejneger, 1901

Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Ctenosaura bakeri Stejneger, 1901
    • Enyaliosaurus bakeri
      – Meyer & Wilson, 1973
    • Ctenosaura bakeri
      – Wilson & Hahn, 1973
    • Ctenosaura (Loganiosaura) bakeri – Köhler et al., 2000[2]

Nhông đuôi gai Utila[3] (danh pháp hai phần: Ctenosaura bakeri) là một loài cự đà trong chi Ctenosaura, là đặc hữu đảo Utila, thuộc tỉnh Islas de la Bahía ngoài khơi Honduras.[1]

Đây là loài cự đà và một trong hai loài thằn lằn duy nhất chỉ sống ở đầm lầy ngập mặn, do phải chịu sự cạnh tranh với các loài lớn hơn.[4] Nó là loài nhỏ nhất trong ba loài cự đà trên đảo Utila, và khác với những loài khác cùng chi, khi nở ra, con non có màu tối chứ không phải lục hay vàng.[5] Loài này sống trên cây và chủ yếu ăn thực vật nước lợ, dù nó ăn thịt lúc có cơ hội.[6] Con đực phát triển đến chiều dài 76 xentimét (30 in), con cái nhỏ hơn, đạt 56 xentimét (22 in). Trứng được đẻ trên bãi biển cát và nở khoảng 60-76 ngày sau, sau đó con non trở lại đầm lầy ngập mặn.

Dù bị đưa đến sát bờ vực tuyệt chủng vào thập niên 1990, nó được phục hồi bởi sự chú ý quốc tế nhờ vào nhà bò sát học người Đức Gunther Köhler và quyển sách Reptiles of Central America.[7] Dù nhiều vườn thú và bảo tồn thiên nhiên đã tiến hành nhiều chương trình cho nhông đuôi gai Utila, C. bakeri vẫn bị đe dọa do săn bắt quá mức cũng như mất môi trường sống.[1] Cố gắng bảo tồn tại nơi này đang cố giúp loài này tránh bị tuyệt chủng.[8]

Phân loại và tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ctenosaura bakeri được mô tả lần đầu tiên bởi nhà động vật học gốc Na Uy Leonhard Hess Stejneger năm 1901, khi đang làm việc cho Viện Smithsonian.[9] Tên chi, Ctenosaura, xuất phát từ hai từ tiếng Hy Lạp: ctenos (Κτενός), nghĩa là "lược" (do những gai giống lược trên lưng và đuôi), và saura (σαύρα), nghĩa là "thằn lằn".[8] Tên loài, bakeri, là để vinh danh Frank Baker, bạn và đồng nghiệp Stejneger, người từng là giám đốc Vườn thú Quốc gia tại Washington, D.C..[7]

Loài này được tin rằng là đã tiến hóa từ một tổ tiên trong đất liền, có lẽ có cùng tổ tiên với C. melanosternaC. palearis, do phát sinh loài cho thấy nó gần gũi với hai loài kia hơn C. similis.[4]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]
C. bakeri tại vườn thú London.

C. bakeri đặc hữu Utila, một đảo nằm ngoài khơi miền bắc Honduras, và sinh sống trong vùng đầm lầy ngập mặn nước lợ rộng 8 kilômét vuông (3,1 dặm vuông Anh).[1] Người ta tin rằng C. bakeri bị đẩy tới đầm lầy ngập mặn do không cạnh tranh được với loài C. similis to lớn, mạnh mẽ hơn thường sống ở vùng khô ráo hơn của Utila. Hai loài này có thể lai và con lai sinh ra có thể sống.[5][10] Từ quan điểm tiến hóa và sinh thái học, sống ở rừng ngập mặn nước lợ cần sự thích nghi đặc biệt về chế độ ăn và hành vi. Nó là một trong hai loài thằn lằn chỉ sống ở rừng ngập mặn, loài còn lại là Anolis utilensis.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Zoerner, S. & Köhler, Gunther. (2004). Ctenosaura bakeri. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 2008-09-04.
  2. ^ The Reptile Database. www.reptile-database.org.
  3. ^ “Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” (Thông cáo báo chí). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)
  4. ^ a b c Gutsche, Alexander (2005). “Distribution and Habitat Utilization of Ctenosaura bakeri on Utila”. Iguana. 12 (3): 143.
  5. ^ a b Gutsche, A.; G. Köhler (2004). “A fertile hybrid between Ctenosaura similis (GRAY 1831) and C. bakeri STEJNEGER 1901 (Squamata: Iguanidae) on Isla de Utila, Honduras”. Salamandra. 40 (3/4): 201–206.
  6. ^ Dirksen, L.; A. Gutsche (2006). “Beobachtungen zur Saurophagie bei Ctenosaura bakeri (Squamata: Iguanidae)”. Elaphe. 14 (3): 51–52.
  7. ^ a b Eccleston, Paul (ngày 9 tháng 9 năm 2007). “Rare Utila Iguanas Hatch at London Zoo”. London Telegraph. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ a b Malfatti, Mark (2007). “A Look at the Genus Ctenosaura: Meet the World's fastest lizard and its kin”. Reptiles Magazine. 15 (11): 64–73.
  9. ^ Stejneger, Leonhard (1901). “On a new species of spiny-tailed iguana from Utilla Island, Honduras”. Proc. US. Natl. Mus. 23 (1217): 467–468.
  10. ^ Schulte, U. (2007). “Beobachtungen zur Hybridisierung zwischen Ctenosaura similis (GRAY 1831) und Ctenosaura bakeri STEJNEGER 1901 auf Utila, Honduras”. Elaphe. 15 (1): 55–59.