Nhạc Lạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc Nhạc
岳樂
Thân vương nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1625-10-16)16 tháng 10, 1625
Mất15 tháng 3, 1689(1689-03-15) (63 tuổi)
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Nhạc Nhạc
(愛新覺羅 岳樂)
Ái Tân Giác La Nhạc Lạc
(愛新覺羅 岳洛)
Thụy hiệu
Hòa Thạc An Hòa Thân vương
(和硕安和亲王)
Tước vịTrấn Quốc công
Bối lặc
An Quận vương
An Thân vương
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụA Ba Thái
Thân mẫuĐích Phúc tấn Nạp Lạt thị

Nhạc Nhạc (tiếng Mãn: ᠶᠣᠯᠣ, chuyển tả: Yolo,[a] giản thể: 岳乐; phồn thể: 岳樂, 16 tháng 10 năm 162515 tháng 3 năm 1689), hay Nhạc Lạc (岳洛) là một Thân vương thời kỳ đầu nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông góp công rất lớn trong việc ổn định và phát triển nhà Thanh sau khi nhập quan, lại là một danh tướng lập nhiều chiến công thời Thuận Trị và Khang Hi.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc Lạc sinh vào giờ Ngọ, ngày 19 tháng 9 (âm lịch), năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ tư của Nhiêu Dư Quận vương A Ba Thái, và là cháu nội của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Mẹ ông là Đích Phúc tấn Nạp Lạt thị.

Thời Thuận Trị[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sớm ông được sơ phong làm Phụng ân Trấn quốc công. Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), ông theo Túc Thân vương Hào Cách đem quân chinh phạt Trương Hiến Trung đang chiếm đóng ở Tứ Xuyên. Ông có công suất quân chém đầu Đại Tây vương Trương Hiến Trung. Ba năm sau, ông được tấn phong tước Bối lặc. Năm 1651, ông được phong làm Đa La An Quận vương (多罗安郡王)[b] chưởng quan công việc của Công bộ và trở thành một Nghị chính Vương Đại thần. Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), ông được phong làm Tuyên Uy Đại tướng quân, đem quân đồn trú ở Quy Hóa thành, thảo phạt đất Khách Nhĩ Khách bộ Thổ Tạ Đồ Hãn, Xa Thần Hãn, cuối cùng Khách Nhĩ Khách đầu hàng, chấp nhận cống nạp; ông khải hoàn trở về. Năm 1655, ông nhậm chức Tả Tông chính, chưởng quản sự vụ của Tông Nhân phủ. Hai năm sau, ông được tấn phong làm Hòa Thạc An Thân vương.[1]

Ông là một trong những người đi đầu trong phái cải cách của nhà Thanh, toàn lực ủng hộ và giúp đỡ cho Thuận Trị Đế thực hiện cải cách, mạnh dạn dùng người Hán, xoa dịu bớt mâu thuẫn với giai cấp địa chủ của người Hán, chấm dứt quyển địa, giúp người dân có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Theo "Thang Nhược Vọng truyện", khi Thuận Trị Đế phát hiện bản thân mắc bệnh đậu mùa từng muốn truyền ngôi cho An Thân vương Nhạc Lạc nên đã triệu Thang Nhược Vọng đến xin lời khuyên. Thang Nhược Vọng cho rằng ấu Đế lên ngôi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị, nhưng việc thay đổi Đế hệ cũng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới, vì vậy ông đã khuyên Thuận Trị Đế truyền ngôi cho con trai mình.[2]

Thời Khang Hi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 13 (1674), xảy ra Loạn Tam Phiên, Cảnh Tinh TrungNgô Tam Quế làm phản, xâm chiếm Giang Tây, Nhạc Lạc được phong làm Định Viễn Bình khấu Đại tướng quân, suất quân nam hạ bình loạn. Ông cho rằng, ngay lúc này chính diện đối đầu với Ngô Tam Quế, cho dù thắng lợi, đoạt lại được đất cũng khó mà giữ được; không bằng trước tấn công Giang Tây, lại chặt đứt liên hệ giữa Cảnh Tinh Trung và Ngô Tam Quế. Không lâu sau, ông chiếm giữ được toàn bộ Giang Tây, thừa thắng tiến thẳng đến Hồ Nam. Năm 1678, Ngô Tam Quế qua đời, thắng lợi của quân Thanh ở ngay trước mắt.[3] Tháng 11 năm 1679, ông được triệu hồi về kinh sư và giao lại ấn Tướng quân cho Chương Thái. Tháng giêng năm sau, Khang Hi Đế hạ chiếu khen ngợi đại công của Nhạc Lạc. Khi ông về đến kinh sư, Khang Hi Đế đích thân đến nghênh đón ở hơn hai mươi dặm phía nam Cầu Lư Câu.

Năm Khang Hi thứ 20 (1681), ông tiếp tục chưởng quản Tông Nhân phủ. Đến tháng 7 năm 1688, thủ lĩnh của Chuẩn Cát NhĩCát Nhĩ Đan đem quân đi gây hấn với Khách Nhĩ Khách, Nhạc Lạc cùng với Giản Thân vương Nhã Bố đem theo hơn 500 quân đi Tô Ni Đặc trú phòng. Tháng 11, ông rút quân về kinh. Không đầy nửa năm sau, ông qua đời vào giờ Tuất ngày 24 tháng 2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 28 (1689), được truy thụy "Hòa" (和), tức Hòa Thạc An Hòa Thân vương.

Sau khi qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tước vị của ông do con trai thứ năm là Mã Nhĩ Hồn thừa tập, sau vì con trai Mã Nhĩ Hồn là Hoa Di vô tự, tước vị không có người thừa tập rất nhiều năm. Đến năm Khang Hi thứ 39 (1700), Bối lặc Nặc Ni[c] tố cáo Nhạc Lạc nghe lời xàm ngôn mà vu cáo tội bất hiếu, Nhạc Lạc bị hàng tước vị xuống Quận vương, tước bỏ thụy hiệu. Sau khi Ung Chính lên ngôi đã hạ chiếu không cho phép tước vị An Thân vương tiếp tục được thừa tập, lại trách phạt Nhạc Lạc là Phụ chính đại thần nhưng lại nịnh bợ phụ họa, thường xúc phạm Khang Hi. Năm Càn Long thứ 43 (1778), Càn Long Đế truy luận chiến công của A Ba Thái và Nhạc Lạc, phong cho cháu nội của Hoa Di là Kỳ Côn tập Phụ quốc công, thế tập võng thế.

Tương quan[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối những năm Thuận Trị, trong các Thân vương, địa vị tương đối cao có thể kể tới Khang Thân vương Kiệt Thư, Hiển Thân vương Phú Thụ, Trang Thân vương Bác Quả Đạc, Giản Thân vương Đức Tắc (đều là Thiết mạo tử vương) và bản thân Nhạc Lạc. Tuy nhiên xét về bối phận, cả bốn người khác đều thấp hơn Nhạc Lạc một thế hệ, lại thêm Thuận Trị Đế cực kì tín nhiệm ông, vì vậy địa vị Nhạc Lạc có thể xem là đứng đầu trong chư Vương tông thất. Ông chủ trì hội nghị của Nghị chính Vương Đại thần, quyết định mọi quyết sách quốc sự, là một nhân vật quan trọng của bộ máy chính quyền trung ương của nhà Thanh.

Sau khi Thuận Trị Đế qua đời, ông cùng Kiệt Thư suất lĩnh các Bối lặc Đại thần ủng lập Tam a ca Huyền Diệp kế vị. Sau khi Khang Hi Đế tự mình thân chính, Nhạc Lạc đã phụng chỉ tra xét Ngao Bái và đồng đảng. Suốt những năm ông ở kinh sư, ông đều chấp chưởng sự vụ của Tông nhân phủ, đưa ra chế độ quản lý Tông thất cực kì đầy đủ, chịu trách nhiệm biên soạn phổ điệp.

Khi Loạn Tam phiên khởi phát, thế cục càng chuyển biến xấu. Năm 1674 Nhạc Lạc lúc này đã xấp xỉ 50 tuổi, thụ phong Định Viễn Bình khấu Đại tướng quân, suất quân thu phục Giang Tây, tiến vào Hồ Nam. Ngô Tam Quế trước sau điều động tất cả 10 vạn quân, tử thủ Trường Sa, giằng co với quân Thanh thời gian dài. 4 năm sau, Ngô Tam Quế qua đời ở Hành Châu (nay thành phố Hành Dương tỉnh Hồ Nam) làm thế cục ở Hồ Nam thay đổi. Nhạc Lạc suất đại quân tiến vào Trường Sa, lập sức chỉ huy quân đội phía tây nam, ngay tại cửa ngõ chiến lược của Hồ Nam và Quý Châu báo tin thắng lợi. Đây cũng là lần ra trận cuối cùng của ông.

Nhạc Lạc thu phục Hồ Nam, lại lần lượt bình định Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, Chiết Giang, Tứ Xuyên, thắng lợi của quân Thanh đã ngã ngũ. Cuối năm, Khang Hi Đế triệu hồi ông về kinh, quân vụ giao lại cho cháu trai của ông là Chương Thái. Ông suất quân hơn 5 năm, kiến lập nên công trạng đặc biệt cao, đạt được đãi ngộ đặc biệt long trọng.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

1. 大开册府纪元功,
伐罪安民将略雄.
伫见天潢蒙上赏,
明光高宴赋彤弓.
2. 洞庭南岳尽提封,
九伐勋名勒景钟.
眼底穷荒皆赤子,
早销金甲劝三农
1. Đại khai sách phủ kỷ nguyên công,
Phạt tội an dân tương lược hùng.
Trữ kiến thiên hoàng mông thượng thưởng,
Minh quang cao yến phú đồng cung.
2. Động đình nam nhạc tẫn đề phong,
Cửu phạt huân danh lặc cảnh chung.
Nhãn để cùng hoang giai xích tử,
Tảo tiêu kim giáp khuyến tam nông

"国初开创, 栉风沐雨, 以百战定天下, 繄诸王是庸.

.

Quốc sơ khai sang, trất phong mộc vũ, dĩ bách chiến định thiên hạ, ê chư vương thị dong."

  • Trịnh Quang Ứng

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bình Tân Quán thư họa ký (平津馆书画记)
  • Tùng Bích sơn phòng tập (丛碧山房集)
  • Bát Kỳ họa lục (八旗画录)

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyên phối: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉特氏), con gái của Trát Tát Khắc Bối lặc Đổng Thái Thanh (董戴清). Sinh ba con trai và một con gái nhưng đều chết yểu.
  • Kế thất: Nạp Lạt thị (纳喇氏), con gái của Khinh xa Đô quý Đạt Nhĩ Hô Tha (达尔呼他). Sinh Hòa Thạc Nhu Gia Công chúa.
  • Tam Kế thất: Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Phụ chính đại thần Sách Ni. Sinh sáu con trai và bảy con gái.
  • Trắc Phúc tấn:
    • Ngô Lạt Hán Triết Nhĩ Môn thị (吴喇汉哲尔门氏), không rõ xuất thân.
    • Ô Lương Hải Tế Nhĩ Mạc Đặc thị (乌亮海济尔莫特氏), con gái của Tháp bố nang Vạn Thả (万且).
    • Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏), con gái của Tử tước Tống Quách Đồ (宋郭图).
    • Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉特氏), con gái của Đầu đẳng Thị vệ Tích Lạt (锡喇).
  • Thứ Phúc tấn:
    • Lưu thị (刘氏), con gái của Lưu Phương Thanh (刘芳声).
    • Biện thị (卞氏), con gái của Biện Hỏa Phụng (卞化凤).
    • Chu thị (周氏), con gái của Chu Nhã Trụ (周雅住).
    • Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉特氏), con gái của Đạt Mục Ba Lễ (达穆巴礼).
    • Trương thị (张氏), con gái của Trương Trại Gia (张赛诸).
    • Nạp Lạt thị (纳喇氏), con gái của Ân Đặc (恩特).
  • Dắng thiếp:
    • Chiêm thị (詹氏), con gái của Chiêm Thụ Giao (詹绶交).
    • Du thị (俞氏), con gái của Du Đại (俞大).
    • Trương thị (张氏), con gái của Trương Nguyên Thông (张元聪).

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc Lạc có tất cả 20 con trai và 22 con gái nhưng phần lớn đều chết yểu, sống đến tuổi trưởng thành chỉ có sáu con trai và chín con gái, trong đó có tám người con đều là do Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị sinh.

Con trai[sửa | sửa mã nguồn]

# Danh hiệu Tên Sinh Mất Mẹ Ghi chú
Phiên âm chữ Hán
1 Tha Tháp Hải 他塔海 1642 1651 Đích Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Mất sớm, vô tự.
2 Đức Tố 德素 1643 1651 Mất sớm, vô tự.
3 A Đạt Hải 阿達海 1646 1646 Chết yểu
4 A Dụ Tích 阿裕錫 1657 1659 Thứ Phúc tấn Biện thị Chết yểu
5 A Bật Đạt 阿弼達 1657 1658 Thứ Phúc tấn Chu thị Chết yểu
6 Thanh Thịnh 靑盛 1658 1660 Thứ Phúc tấn Lưu thị Chết yểu
7 Đồ Lan Tất 圖蘭塞 1658 1660 Thứ Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Chết yểu
8 Phụ quốc Tướng quân Tắc Lăng Ngạch 塞楞額 1658 1699 Thứ Phúc tấn Trương thị Được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân (1672) và Hộ quân Thống lĩnh (1694). Có bảy con trai.
9 Nhã Đồ 雅圖 1659 1661 Thứ Phúc tấn Chu thị Chết yểu
10 Ngũ Thập Bát 五十八 1660 1661 Thứ Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Chết yểu
11 Ngải Tư 艾滋 1660 1661 Thứ Phúc tấn Trương thị Chết yểu
12 Bố Nãi 布鼐 1661 1662 Trắc Phúc Tấn Ô Lương Hải Tế Nhĩ Mạc Đặc thị Chết yểu
13 Tăng Bảo 僧保 1661 1668 Thứ Phúc tấn Lưu thị Mất sớm, vô tự.
14 Mã Ni 瑪尼 1662 1664 Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Chết yểu
15 An Khác Quận vương Mã Nhĩ Hồn 瑪爾琿 1663 1709 Được phong Thế tử vào năm 1677 và tập tước vào năm 1690. Có bốn con trai
16 Dĩ cách Phụ quốc Tướng quân Tắc Bố Lễ 塞布禮 1664 1721 Thứ Phúc tấn Trương thị Được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân (1678) nhưng bị cách tước (1708). Từng nhậm chức Hộ quân Thống lĩnh (1701–1708). Có tám con trai.
17 Dĩ cách Hi Quận vương

Phụng ân Trấn quốc công

Kinh Hi 經希 1668 1717 Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Được phong Hi Quận vương (1682) nhưng bị giáng làm Phụng ân Trấn quốc công (1700). Có sáu con trai.
18 Dĩ cách Cần Quận vương Uẩn Đoan 蘊端 1670 1704 Được phong Cần Quận vương (1684) nhưng bị giáng làm Bối tử (1690) rồi bị cách tước (1698). Có một con trai.
19 Vụ Nhĩ Chiêm 務爾占 1672 1724 Từng được phong làm Bối tử nhưng bị truất đi tư cách tông thất vào năm 1723 vì liên quan đến đảng phái của Dận Tự. Có hai con trai
20 Tán Trát 贊扎 1673 1675 Chết yểu.

Con gái[sửa | sửa mã nguồn]

# Danh hiệu Sinh Mất Mẹ Hôn phu Ghi chú
1 1644 1649 Đích Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Mất khi chưa lập gia đình
2 Hòa Thạc Nhu Gia Công chúa 1652 1673 Kế Phúc tấn Nạp Lạt thị Cảnh Tụ Trung – em trai Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung Được Thuận Trị Đế nuôi dưỡng trong cung, nhận làm dưỡng nữ, phong Công chúa. Năm 1663 kết hôn. Có một con gái gả cho Nạp Lan Quỹ Tự – con trai Nạp Lan Minh Châu
3 1653 ? Thứ Phúc tấn Lưu thị Thường Bảo (常保), Nạp Lạt thị.
4 1656 1664 Trắc Phúc tấn Ngô Lạt Hán Triết Nhĩ Môn thị Mất khi chưa lập gia đình
5 1658 1658 Chết yểu
6 1659 ? Thứ Phúc tấn Lưu thị Nại Hồn (奈浑), Y Nhĩ Căn Giác La thị
7 Hòa Thạc Cách cách 1659 ? Trắc Phúc tấn Ngô Lạt Hán Triết Nhĩ Môn thị Minh Thượng (明尚), Quách Lạc La thị Có một con gái là Đích Phúc tấn của Dận Tự.
8 1659 1661 Dắng thiếp Chiêm thị Chết yểu
9 1660 1662 Thứ Phúc tấn Nạp Lạt thị Chết yểu
10 1663 1665 Thứ Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Chết yểu
11 Hòa Thạc Cách cách 1664 ? Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Tán kị Thị lang Nãi Cách (鼐格), Nạp Lạt thị
12 1665 1667 Thứ Phúc tấn Trương thị Chết yểu
13 1665 1684 Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Mất khi chưa lập gia đình
14 1666 1667 Dắng thiếp Du thị Chết yểu
15 Đa La Cách cách 1667 ? Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Thổ Mặc Thổ Đặc Bối lặc Ngạch Nhĩ Đức Mục Đồ (额尔德穆图), Ngô Lạt Hán thị.
16 1668 ? Thứ Phúc tấn Chu thị Nhị đẳng Thị vệ Mục Thải (穆采), Nạp Lạt thị
17 1669 1690 Trắc Phúc tấn Ngô Lạt Hán Triết Nhĩ Môn thị Mất khi chưa lập gia đình
18 1669 1671 Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị Chết yểu
19 Đa La Cách cách 1670 ? Tịch Nạp Hải (席纳海), Nạp Lạt thị
20 1674 1677 Thứ Phúc tấn Chu thị Chết yểu
21 1674 1683 Dắng thiếp Trương thị Mất khi chưa lập gia đình
22 1674 1675 Tam kế Phúc tấn Hách Xá Lý thị
23 Đa La Cách cách 1683 1699 Thị Minh (侍明), Qua Nhĩ Giai thị.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc Lạc từng được đóng bởi Vương Huy (王辉) trong bộ phim Thiếu niên thiên tử (少年天子) năm 2003 và 2005.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tiếng Mãn nghĩa là kền kền.
  2. ^ Mãn ngữ là "elhe" nghĩa là bình an, an khang.
  3. ^ Con trai thứ ba của La Lạc Hồn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《清史稿》:安和亲王爱新觉罗·岳乐,清太祖第七子爱新觉罗·阿巴泰第四子。初封镇国公。顺治三年,从豪格徇四川,击斩张献忠。六年,封贝勒。八年,袭爵,改号安郡王。九年,掌工部事,与议政。十年,命为宣威大将军,驻归化城,规讨喀尔喀部土谢图汗、车臣汗。寻行成,入贡,乃罢兵。十二年,掌宗人府事。十四年,进亲王。
  2. ^ Lý Lan Cầm - 李兰琴 (1995). 《Thang Nhược Vọng truyện - 湯若望傳》. Nhà xuất bản Đông Phương.
  3. ^ 《清史稿》:康熙十三年,吴三桂、耿精忠并反,犯江西。命为定远平寇大将军,率师讨之,自江西规广东,次南昌,遣兵复安福、都昌。十四年,复上高、新昌。战抚州唐埠、七里冈、五桂寨、徐汊,屡破敌,复馀干、东乡。诏移师湖南,疏言:“江西为广东咽喉,当江南、湖广之冲,今三十馀城皆陷贼。三桂於醴陵造木城,增伪总兵十馀人,兵七万、倮倮三千,固守萍乡诸隘。若撤抚州、饶州、都昌诸路防兵尽赴湖南,则诸路复为贼有。否则,兵势单弱,不能长驱。广东诸路,恐亦多阻。臣欲先平江西,无却顾忧,然后移师。”疏闻,上令速定江西。岳乐督兵攻建昌,精忠将邵连登率数万人迎战长兴乡,击走之,克建昌,并下万年、安仁。师进克广信,再进克饶州,破敌景德镇,复克浮梁、乐平。分兵徇宜黄、崇仁、乐安,皆下。并谕降泰和、龙泉、永新、庐陵、永宁及湖广茶陵诸县。师再进,克靖安、贵溪。疏言:“三桂闻臣进取,必固守要害,非绿旗兵无以搜险,非红衣炮无以坚。请令提督赵国祚等率所部从臣进讨,并敕发新造西洋炮二十。”又疏言:“精忠将张存遣人称有兵八千屯顺昌,俟大军入闽为应。”诏以简亲王喇布专主福建军事,而趣岳乐赴长沙。十五年,岳乐师克萍乡,遂薄长沙。疏言:“敌船集长沙城下,我师无船,难以应敌。长沙附近林木颇盛,请先拨战舰七十艘,仍令督抚委员伐木造船。”如所请。八月,诏曰:“朕闻王复萍乡,直抵长沙,甚为嘉悦。王其善抚百姓,使困苦得纾;即胁从者皆朕赤子,当加意招徕。”十六年,遣兵破敌浏阳,斩千馀级,克平江。十七年,破敌七家洞。三桂将林兴珠等自湘潭来降。九月,三桂既死,诏趣岳乐进师。岳乐请赴岳州调度诸军。上命大将军察尼规取岳州,而令岳乐仍攻长沙。十八年正月,岳州降。长沙贼亦弃城遁,遂入长沙,遣兵复湘潭。寻会喇布军克衡州、宝庆,分兵守焉。复与喇布合军攻武冈,破敌宝庆岩溪,斩级数百,获舟四十。师次紫阳河,敌於对岸结营,师迳渡,分兵出敌后夹击之,敌溃走。三桂将吴国贵、胡国柱以二万人守隘,发炮殪国贵,夺隘。贝子彰泰逐敌至木瓜桥,遂克武冈及枫木岭。诏召岳乐还京师,以敕印付彰泰。十九年正月,下诏褒岳乐功。岳乐至京师,上於卢沟桥南二十里行郊劳礼。
  4. ^ 《赐大将军安亲王岳乐二首》

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]