Nhật ký Vàng Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhật ký Vàng Anh
Hình hiệu Nhật ký Vàng Anh (phần 1)
Thể loạiHài tình huống teen
Định dạngTruyền hình tương tác
Đạo diễnNguyễn Khải Anh
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa2
Sản xuất
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Đông Tây Promotion
Kênh trình chiếu tại Việt NamVTV3
Phát sóng tại Việt Nam7 tháng 1 năm 2006 (phần 1)
21 tháng 5 2007 - 14 tháng 10 năm 2007 (phần 2)

Nhật ký Vàng Anh là một loạt phim truyền hình tương tác được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Đông Tây Promotion do Nguyễn Khải Anh làm đạo diễn.[1] Phim được mua kịch bản chuyển thể từ chương trình nổi tiếng của Bồ Đào Nha Nhật ký Sofia (2005).[2][3] Phim phát sóng vào lúc 22h00 từ thứ 2 đến 5 hàng tuần, bắt đầu từ tháng 9 năm 2006 (phần 1)[4] và kết thúc vào ngày 14 tháng 10 năm 2007 (phần 2)[5] trên kênh VTV3.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật ký Vàng Anh xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống thường ngày của các cô cậu học trò ở lứa tuổi trung học phổ thông, mà nhân vật chính là Vàng Anh. Ở độ tuổi mới lớn, Vàng Anh cũng như bao bạn bè cùng trang lứa bắt đầu làm quen với những mối quan hệ trong xã hội và dĩ nhiên cũng sẽ gặp phải những băn khoăn, thắc mắc, khó xử. Những tâm sự, suy nghĩ của mình, Vàng Anh đều viết vào cuốn nhật ký và coi đó như một người bạn tri kỉ. Kết thúc mỗi tập của phim luôn là một câu hỏi tình huống: "Tôi nên làm thế này hay thế khác?". Với hai lựa chọn, khán giả sẽ là người quyết định giải pháp cho vấn đề bằng cách gửi tin nhắn từ điện thoại di động đến tổng đài. Tập tiếp theo sẽ đi theo hướng được nhiều khán giả bình chọn hơn.[6]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Vai diễn Phần 1 Phần 2
Vàng Anh Lê Minh Hương[7] Hoàng Thùy Linh[8]
Minh Thanh Vân Hugo[8]
Loan Linh Phương Quỳnh Nga
Mai Ngọc Hà
Quang Việt Anh
Tuấn Nguyễn Mạnh Quân
Bích Thanh Huyền "sa tế" [9]
Duy Hoàng Anh Vũ
Mẹ Vàng Anh NSƯT Thanh Quý NSND Minh Hòa
Bố Vàng Anh NSND Mạnh Cường NSND Trọng Trinh
Trang (phần 1) Diễm Hằng
Dũng (anh trai Vàng Anh) Vũ Ngọc Phượng (†) Hồng Đăng [8]
Thu (phần 2) Diễm Hằng
Quân Nguyễn Mạnh Quân
Hằng Vân Navy[8]
Nam Đăng Hoàng
Ly Nguyễn Thu Hà
Uyên Trang Pháp
Dịu Ly "Kute"
Hải "Béo" Đức Anh Hugo
Mẹ Thu Hương Dung
Bố Thu Bình Xuyên
Bố Nam Hồng Sơn (†)
Mẹ Hằng NSND Minh Hằng
Mẹ Quân Thu Hà
Linh (em họ Vàng Anh) Linh Chi
Huy Hồng Đăng
Cô giáo chủ nhiệm lớp Vàng Anh NSND Lan Hương
Cẩm Tú Thanh Ngọc
Khang Hòa Hiệp
Anh họ Khang Hứa Vĩ Văn
Hiên Bích Ngọc
Chị họ Thu Mỹ Dung
Phóng viên học đường Diệu Hương
Chị của Ly Thu Huyền
Mẹ Uyên NSƯT Bích Thủy
Tuấn Phạm Anh Tuấn

Và một số diễn viên khác...

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chủ đề trong phim là ca khúc "Áo trắng đến trường", phỏng thơ Trần Hoàng Vy, sáng tác bởi Xuân Phương và Phương Linh là người thể hiện.[10]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có lượt tương tác cao qua mỗi tuần phát sóng,[11] bộ phim bị nhiều người đánh giá là "nhạt", "đi vào lối mòn", "nội dung không đồng nhất",[12] diễn xuất, thoại của diễn viên còn "cứng" và nội dung không phù hợp với các thanh thiếu niên còn tuổi cắp sách đến trường,[13] nhất là đối với những phụ huynh khó tính và thường hay có sự phán xét đối với bộ phim.[11]

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đêm ngày 11 tháng 10 năm 2007, trên mạng đã lan truyền một đoạn clip 5 phút ghi lại cảnh quan hệ tình dục giữa diễn viên Hoàng Thùy Linh (trong vai Vàng Anh phần 2) với bạn trai cũ.[14] Đoạn clip đầy đủ dài 16 phút sau đó cũng được phát tán vào ngày 15 tháng 10 cùng năm. Công an ngay lập tức xác định được các đối tượng nghi phạm phát tán video trên là bốn sinh viên đang sinh sống tại Hà Nội.[14]

Sự việc sau khi xảy ra đã gây nên những phản ứng gay gắt trong dư luận,[15] buộc Nhật ký Vàng Anh phải chính thức tuyên bố tạm ngừng ghi hình các tập tiếp theo. Ngày 14 tháng 10 năm 2007, Đài Truyền hình Việt Nam quyết định dừng phát sóng Nhật ký Vàng Anh vô thời hạn, mặc dù đã ghi hình trước 35 tập.[16] Vào tối 15 tháng 10, VTV3 lên sóng chương trình Chia tay Vàng Anh và gây ra nhiều ý kiến tranh cãi vì suốt buổi nói chuyện Thùy Linh không hề nhận lỗi mà cho rằng mình vô tội.[17][18] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã nghiêm khắc phê bình ban lãnh đạo đài vì cho phát sóng chương trình Chia tay Vàng Anh không có tính giáo dục, gây phản ứng trong xã hội và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đài Truyền hình quốc gia.[19]

Dù kết thúc, nội dung tóm tắt các tập tiếp theo của Nhật ký Vàng Anh vẫn được đăng lên báo Hoa Học Trò đều đặn hàng tuần.[20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đỗ Quyên (24 tháng 4 năm 2019). 'Duyên nợ' 12 năm chưa dứt của Hoàng Thùy Linh và cha con đạo diễn Khải Hưng - Khải Anh”. Gia đình.net.vn.
  2. ^ Khuê Tú (21 tháng 8 năm 2019). 'Nhật ký Vàng Anh' và cú bẻ lái trăm tỷ của VTV”. Zing News.
  3. ^ M.C (10 tháng 5 năm 2007). “Nhật ký Sofia - "Gốc" của Nhật ký Vàng Anh”. VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Vinh Nguyễn (3 tháng 8 năm 2006). “Nhật ký Vàng Anh - phim tương tác về tâm sinh lý vị thành niên”. Thanh niên.
  5. ^ “Nhật ký Vàng Anh ngưng phát sóng: Lời chia tay buồn”. Tuổi trẻ. 16 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ V.H (30 tháng 6 năm 2006). “Phim truyền hình tương tác đầu tiên 'Nhật ký Vàng Anh'. VnExpress.
  7. ^ Gia Vũ (11 tháng 2 năm 2021). “Cuộc sống của Minh Hương sau 15 năm đóng 'Nhật ký Vàng Anh'. VTC News.
  8. ^ a b c d Đông Du (6 tháng 10 năm 2020). “Hoàng Thùy Linh và dàn sao Nhật ký Vàng Anh sau 14 năm bây giờ ra sao?”. Lao động.
  9. ^ “Cuộc sống hiện tại của dàn diễn viên nữ 'Nhật ký Vàng Anh'. VietNamNet. 24 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Hoàng Ca (8 tháng 8 năm 2014). “10 nhạc phim Việt vẫn hot sau phim ngừng chiếu”. Zing News.
  11. ^ a b anhchang_style....@yahoo.com (6 tháng 7 năm 2007). “Nhật Ký Vàng Anh: Bạn trẻ 8X nói gì?”. Tuổi trẻ.
  12. ^ Nguyễn Thùy Dương (11 tháng 7 năm 2007). “Nội dung 'Nhật ký Vàng Anh' không đồng nhất”. VnExpress.
  13. ^ Nguyễn Thanh Hoàng (10 tháng 7 năm 2007). 'Nhật ký Vàng Anh' không mang tính giáo dục”. VnExpress.
  14. ^ a b Hoàng Khuê (6 tháng 11 năm 2007). 'Giaosutinhduc' phát tán clip sex đầu tiên của Thùy Linh”. VnExpress.
  15. ^ Nguyễn Hà (13 tháng 10 năm 2007). “Tôi sẽ không cho con xem Nhật ký Vàng Anh nữa”. Tiền phong. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ “Vì sao "Nhật ký Vàng Anh" dừng phát sóng?”. An ninh thủ đô. 16 tháng 10 năm 2007.
  17. ^ Phạm Ngọc (16 tháng 10 năm 2007). “Nhật ký Vàng Anh dừng phát sóng”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  18. ^ NPV (16 tháng 10 năm 2007). “Ngừng phát phim 'Nhật ký Vàng Anh' là đúng”. Tiền phong. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ “Phát sóng chương trình kết thúc "Nhật ký Vàng Anh": VTV bị Thủ tướng phê bình nghiêm khắc”. Pháp luật. 18 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  20. ^ Nguyệt Cát (27 tháng 5 năm 2013). “Hoàng Thùy Linh thời Nhật ký Vàng Anh”. 24h.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]