Nhựa podophyllum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhựa podophyllum
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiPodocon-25, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: X (Chống chỉ định)
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
ChemSpider
  • none
ECHA InfoCard100.029.575

Nhựa podophyllum, hay còn được biết đến với tên gọi podophyllum hoặc podophyllin, là một loại nhựa được lấy từ rễ của cây củ cải Mỹ.[1] Đây là một loại thuốc để điều trị mụn cóc sinh dụcmụn cóc plantar, bao gồm cả ở những người nhiễm HIV/AIDS. .[2][3] Thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong nhiễm HPV mà không có mụn cóc bên ngoài. Việc sử dụng thuốc được khuyến kích nền được thực hiện bởi một nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe chăm sóc da.[2]

Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như mẩn đỏ, ngứa và đau ở vị trí sử dụng. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có như nôn mửa, đau bụng, lú lẫn, ức chế tủy xương và tiêu chảy. Chúng không được khuyến khích cho nhiều hơn một khu vực nhỏ tại một thời điểm. Sử dụng trong khi mang thai được biết là gây nguy hiểm cho em bé.[2] Thuốc hoạt động chủ yếu thông qua podophyllotoxin để ngăn chặn quá trình phân chia tế bào.[1]

Nhựa podophyllin đã được sử dụng để điều trị mụn cóc từ ít nhất 1820.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Tại Hoa Kỳ một đợt điều trị có giá khoảng từ 50 đến 100 USD.[6] Một công thức được gọi là podophyllotoxin với ít tác dụng phụ cũng có sẵn.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Briggs, Gerald G.; Freeman, Roger K.; Yaffe, Sumner J. (2011). Drugs in Pregnancy and Lactation: A Reference Guide to Fetal and Neonatal Risk (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1190. ISBN 9781608317080. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c “Podophyllum Resin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 307, 309. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Arora, Rajesh (2010). Medicinal Plant Biotechnology (bằng tiếng Anh). CABI. tr. 36. ISBN 9781845936921. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 185. ISBN 9781284057560.