Nickel(II) metatitanat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Niken(II) metatitanat)
Nickel(II) metatitanat
Danh pháp IUPACNickel(IV) titanate
Nhận dạng
Số CAS12035-39-1
PubChem166728
Số EINECS234-825-4
Số RTECSQS0635000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider145869
Thuộc tính
Công thức phân tửNiTiO3
Khối lượng mol154,8412 g/mol
Bề ngoàibột vàng
Khối lượng riêng4,44 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước39,6 mg/100 mL
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nickel(II) metatitanat là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm ba nguyên tố nickel, titanoxy với công thức hóa học được quy định là NiTiO3.[1] Nickel(II) titanat còn gọi với cái tên khác là nickel titan oxide, là hợp chất phối hợp giữa nickel(II), titan(IV) và các ion oxide. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một loại bột màu vàng.

Có một số phương pháp tổng hợp nickel(II) titanat: Phương pháp thứ nhất liên quan đến việc nhiệt độ nóng chảy của hợp chất nickel(II) titanat khá cao, trên 500 ℃, qua đó tiền chất của nó phân hủy để tạo thành hợp chất này như một chất cặn được tạo ra sau phản ứng. Nickel(II) titanat đã được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình oxy hóa toluen.[2] Phương pháp tổng hợp thứ hai liên quan đến việc sử dụng enthalpy và entropy trên phản ứng để tổng hợp nickel(II) titanat qua quá trình chuyển pha.[3]

Thông tin thú vị về hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Các hợp chất MTiO3 (M = Ni, Fe, Mn) đã nhận được sự chú ý như là các ứng cử viên cho các vật liệu đa dạng có khả năng từ hóa thông qua ứng dụng điện trường.[4]

Nickel(II) titanat có nhiều tên khác nhau như nickel titan oxide; nickel; oxide nickel titan; nickel titan trioxide.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “University of Akron Chemical Database”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Traistaru, G.A. (tháng 7 năm 2011). “Synthesis and Characterization of NiTiO3 and NiFe2O4 as catalysts for Toluene Oxidation” (PDF). Digest Journal of Nanomaterials and Biostructures.
  3. ^ Lerch, M.; Laqua, W. (ngày 1 tháng 4 năm 1992). “Beiträge zu den Eigenschaften von Titanaten mit Ilmenitstruktur. II. Zur Thermodynamik und elektrischen Leitfähigkeit von NiTiO3 und anderen oxidischen Phasen mit Ilmenitstruktur”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie (bằng tiếng Anh). 610 (4): 57–63. doi:10.1002/zaac.19926100110. ISSN 1521-3749.
  4. ^ Varga, Tamas; Droubay, Timothy C.; Bowden, Mark E.; Nachimuthu, Ponnusamy; Shutthanandan, Vaithiyalingam; Bolin, Trudy B.; Shelton, William A.; Chambers, Scott A. (ngày 30 tháng 6 năm 2012). “Epitaxial growth of NiTiO3 with a distorted ilmenite structure”. Thin Solid Films. 520 (17): 5534–5541. doi:10.1016/j.tsf.2012.04.060.
  5. ^ Pubchem. “Nickel titanium oxide (NiO3Ti) – PubChem”. pubchem.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016.