Token không thể thay thế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Non-fungible token)

Non-fungible token (tạm dịch: token không thể thay thế, viết tắt: NFT) là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử và các tác phẩm sáng tạo khác. Mặc dù về lý thuyết, các tệp kỹ thuật số có thể tái tạo vô hạn nhưng NFT đại diện cho chúng được lưu lại trên các blockchain mà chúng thuộc về. Chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó.[1][2] Các blockchain như Ethereum và Flow đều có những tiêu chuẩn token (mã thông báo) riêng để xác định việc sử dụng NFT.

NFT chủ yếu vận hành trên blockchain proof-of-work. Blockchain dạng này sẽ sử dụng năng lượng kém hiệu quả hơn so với blockchain proof-of-stake. Chính vì điều này mà NFT bị chỉ trích vì mức độ xả thải cacbon trong mỗi lần giao dịch.

Thị trường NFT đã tăng trưởng 300% năm 2020, đạt hơn 250 triệu đô.[3] Tới quý đầu năm 2021, doanh số NFT đã vượt 2 tỉ đô.[4]

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Non-fungible token (NFT) là một đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain (sổ cái kỹ thuật số).[1] Chúng có thể được xem như đại diện cho một mặt hàng kỹ thuật số độc nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật. Nhìn từ góc độ khác, NFT còn là một token dạng mật mã. Tuy nhiên, khác với những loại tiền mã hóa như bitcoin, và nhiều mạng lưới, cũng như token tiện ích, thì NFT không thể hoán đổi cho nhau, hay nói cách khác là fungible.[5] Một NFT được tạo ra bằng cách tải một tệp lên thị trường đấu giá NFT. Những thị trường đấu giá ấy có thể là KnownOrigin, Rarible hoặc OpenSea.[6] Việc này sẽ tạo ra bản sao của một tệp được lưu lại trên sổ cái kỹ thuật số dưới dạng NFT. Người có nhu cầu có thể mua NFT bằng tiền mã hóa, sau này vẫn có thể bán lại. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm có thể bán nó dưới dạng NFT mà vẫn giữ được bản quyền, đồng thời tạo ra nhiều NFT trên cùng 1 tác phẩm.[7][8] Người mua NFT không có quyền truy cập độc quyền vào tác phẩm,[9] cũng như không có quyền sở hữu đối với tệp kỹ thuật số "gốc".[10] Người tải lên một tác phẩm nào đó dưới dạng NFT không nhất thiết phải chứng minh rằng mình là nghệ sĩ gốc.[11] Có nhiều trường hợp tác phẩm được mang ra đấu giá NFT mà không cần sự cho phép của người sáng tạo gốc.[12]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

NFT có thể sử dụng để tạo ra sự khan hiếm nhân tạo (artificial scarcity) của các tác phẩm kỹ thuật số bằng cách tạo ra một NFT duy nhất với một chữ ký số độc nhất.[13] NFT của tác phẩm nghệ thuật cũng vì thế có nét tương đồng với món đồ có chữ ký người nổi tiếng.[14] Danh tính và quyền sở hữu duy nhất của một NFT có thể xác minh thông qua sổ cái blockchain. NFT có siêu dữ liệu được xử lý thông qua một hàm băm mật mã.[15]

Tranh vẽ kỹ thuật số[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh vẽ kỹ thuật số là ví dụ ban đầu về NFT, vì công nghệ của blockchain có khả năng đảm bảo NFT có chữ ký và quyền sở hữu độc nhất.[16] Tranh vẽ kỹ thuật số của Beeple được bán với giá 69,3 triệu đô la Mỹ vào năm 2021.[17] Christie’s đã tạo ra tiếng tăm trong làng đấu giá từ việc bán tác phẩm Everydays: The First 5000 Days với số tiền đó.[18]

Bộ sưu tập[sửa | sửa mã nguồn]

NFT có thể đại diện cho các bộ sưu tập, chẳng hạn như sưu tầm thẻ bài nhưng ở định dạng kỹ thuật số. Vào tháng 2 năm 2021, một thẻ Lebron James slam dunk NFT trên nền tảng NBA Top Shot được bán với giá 208.000 đô la Mỹ.[19]

Trò chơi[sửa | sửa mã nguồn]

NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho nội dung trong trò chơi được kiểm soát bởi người dùng thay vì nhà phát triển trò chơi. NFT cho phép tài sản được giao dịch trên thị trường của bên thứ ba mà không cần sự cho phép của nhà phát triển trò chơi.[20]

Tiêu chuẩn trong các blockchain[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn cụ thể của token được tạo ra để hỗ trợ người chơi blockchain. Chúng bao gồm tiêu chuẩn Ethereum ERC-721 của CryptoKitties và gần đây hơn là tiêu chuẩn ERC-1155.[21] Các tiêu chuẩn token cũng tồn tại trên các blockchain khác hỗ trợ NFT như Bitcoin Cash và Flow.[22]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Dean, Sam (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “$69 million for digital art? The NFT craze, explained”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Lưu Quý (17 tháng 3 năm 2021). “NFT - 'cơn sốt' mới sau Bitcoin”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập 28 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “The NFT Market Tripled Last Year, and It's Gaining Even More Momentum in 2021”. Morning Brew (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Frank, Robert (13 tháng 4 năm 2021). “NFT sales top $2 billion in first quarter, with twice as many buyers as sellers”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ “WTF Is an NFT, Anyway? And Should I Care?”. Wired (bằng tiếng Anh). ISSN 1059-1028. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Allyn, Bobby (ngày 5 tháng 3 năm 2021). “What's An NFT? And Why Are People Paying Millions To Buy Them?”. NPR. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ Salmon, Felix (ngày 12 tháng 3 năm 2021). “How to exhibit your very own $69 million Beeple”. Axios. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Clark, Mitchell (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “NFTs, explained”. The Verge. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Thaddeus-Johns, Josie (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “What Are NFTs, Anyway? One Just Sold for $69 Million”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “NFT blockchain drives surge in digital art auctions”. BBC. ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Debré, Elena; Mak, Aaron (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “How in the World Did a "Digital Artwork" Sell for $69 Million at Christie's?”. Slate. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Schreier, Jason (ngày 9 tháng 3 năm 2021). “Gaming Crypto-Artists Court Controversy While Cashing in on NFTs”. Bloomberg. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Gemmell, Katharine (ngày 8 tháng 3 năm 2021). “Should You Buy a Bitcoin-Inspired Image of Lindsay Lohan?”. Bloomberg. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Peters, Jay (ngày 5 tháng 3 năm 2021). “Please do not give billionaire Jack Dorsey money for his tweet”. The Verge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ “Want to Buy an NFT? Here's What to Know”. The Wall Street Journal. ngày 13 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2021.
  16. ^ Patterson, Dan (ngày 4 tháng 3 năm 2021). “Blockchain company buys and burns Banksy artwork to turn it into a digital original”. CBS News. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ Kastrenakes, Jacob (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “Beeple sold an NFT for $69 million” (bằng tiếng Anh). The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ “How Has the Media Covered Beeple and NFTs?”. Auction Daily (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ “How a 10-second video clip sold for $6.6 million”. Reuters. ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  20. ^ Quiroz-Gutierrez, Marco (ngày 22 tháng 3 năm 2021). “NFTs Are Spurring a Digital Land Grab—in Videogame Worlds”. Wall Street Journal.
  21. ^ Volpicelli, Gian (ngày 24 tháng 2 năm 2021). “The bitcoin elite are spending millions on collectable memes”. Wired UK.
  22. ^ “Uniswap UNI Token was "Shining Star" of DeFi this Past Week, while Ethereum based NFTs Rising in Popularity”. CrowdFund Insider. ngày 7 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]