Pedro II của Brasil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pedro II của Brazil)
Pedro II của Brasil
Hoàng đế Brasil
Dom Pedro II, ở tuổi 67, năm 1887
Hoàng đế Brasil
Tại vị7 tháng 4 năm 1831 - 15 tháng 11 năm 1889
Đăng quang18 tháng 7 năm 1841
Tiền nhiệmPedro I
Kế nhiệmDeodoro da Fonseca (Tổng thống)
Thông tin chung
Sinh2 tháng 12 năm 1825
Cung điện São Cristóvão, Rio de Janeiro, Đế quốc Brasil
Mất5 tháng 12 năm 1891
Paris, Pháp
An tángImperial Mausoleum, Petrópolis
Phối ngẫuTeresa Christina của Hai Sicily
Hậu duệAfonso
Isabel, Công chúa Brasil
Công chúa Leopoldina của Brasil
Pedro de Bourbon e Bragança
Hoàng tộcNhà Braganza
Hoàng gia caIndependence Hymn
Thân phụPedro I của Brasil
Thân mẫuMaria Leopoldine của Áo

Pedro II (tiếng Anh: Peter II; 02 tháng 12 năm 1825 - 5 tháng 12 năm 1891)[1], có biệt danh là "Người cao thượng", là vị vua thứ 2 và cuối cùng của Đế quốc Brazil, ông trị vì hơn 58 năm. Ông được sinh ra tại Rio de Janeiro, là con trai thứ 7 của Hoàng đế Pedro I của Brazil và mẹ là Hoàng hậu Maria Leopoldine của Áo và do đó ông là thành viên của nhánh Brazil của Nhà Braganza. Sự thoái vị đột ngột của cha ông khỏi ngài vàng Brazil và trở lại châu Âu vào năm 1831, lúc đó ông chỉ mới 5 tuổi và phải lên ngôi hoàng đế, điều này đã khiến tuổi thơ của ông đầy cô đơn, buộc phải dành nhiều thời gian học tập để chuẩn bị cho việc trị nước. Chính những trải nghiệm và tranh chấp chính trị trong thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách sau này của ông. Pedro là một vị hoàng đế có tinh thần trách nhiệm cao và hết lòng vì đất nước, nhân dân của mình, nhưng mỗi ngày qua đi ông càng thể hiện sự căm ghét vai trò hoàng đế của mình.

Pedro II kế thừa một đế chế đang trên đà tan rã, nhưng với tình yêu và trách nhiệm của mình, ông đã đưa Brazil trở thành một cường quốc mới nổi trên trường quốc tế. Đế quốc Brazil ngày càng trở nên khác biệt với các nước láng giềng gốc Tây Ban Nha nhờ sự ổn định chính trị, tự do ngôn luận được bảo vệ nhiệt tình, tôn trọng quyền công dân, tăng trưởng kinh tế sôi động và chính phủ được tổ chức theo cơ chế Quân chủ lập hiến với một quốc hội quyền lực và dân chủ. Pedro II cũng đưa Brazil giành chiến thắng trong các cuộc Chiến tranh Platine, Chiến tranh UruguayChiến tranh Paraguay, cũng như thắng lợi trong một số tranh chấp quốc tế và bạo loạn trong nước. Pedro II rất kiên định trong việc thúc đẩy xoá bỏ chế độ nô lệ bất chấp sự phản đối từ các nhóm lợi ích chính trị và giới chủ nô giàu có. Là một người yêu tri thức và thông thái, Pedro trở thành một nhà bảo trợ nhiệt thành cho giáo dục, văn hoákhoa học. Ông đã dành được nhiều sự ngưỡng mộ từ Charles Darwin, Victor HugoFriedrich Nietzsche, và ông là bạn của Richard Wagner, Louis PasteurHenry Wadsworth Longfellow.

Hầu hết người Brazil không mong muốn thay đổi hình thức thể chế chịnh trị, nhưng Hoàng đế Pedro II đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính bất ngờ mà hầu như không có sự ủng hộ nào từ phía dân chúng, nó được thực hiện bởi một nhóm các nhà lãnh đạo quân sự với mong muốn biến Brazil thành một nhà nước cộng hoà do một nhà độc tài đứng đầu. Trên thực tế từ trước cuộc đảo chính, Pedro đã cảm thấy mệt mỏi với vương quyền và tuyệt vọng về triển vọng tương lai của chế độ quân chủ, bất chấp sự ủng hộ của dân chúng. Ông không cho phép một cuộc nội chiến để giành lại quyền lực hoàng gia, và ông cũng không ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào nhằm khôi phục chế độ quân chủ. Ông đã sống 2 năm cuối đời lưu vong ở châu Âu, chỉ sống một mình với số tiền ít ỏi.

Triều đại của Pedro II bị đánh giá là kết thúc một cách bất thường, vì hoàng đế bị lật đổ trong khi được người dân yêu quý và đánh giá cao. Những nỗ lực cải cách của ông đã tiêu tan khi Brazil được dẫn dắc dưới chế độ cộng hoà, bởi một chính phủ vô cùng yếu kém trong một thời gian dài. Chế độ độc tài đã khiến cho xã hội Brazil xáo trộn, các cuộc khủng hoảng kinh tếhiến pháp liên tục diễn ra. Những người chống đối chế độ quân chủ và lật đổ ngai vàng của Pedro II sớm bắt đầu thấy ở ông một hình mẫu cho nền cộng hòa Brazil. Vài thập kỷ sau khi qua đời, danh tiếng của ông đã được khôi phục và hài cốt của ông đã được đưa về Brazil với các lễ kỷ niệm trên toàn quốc. Các nhà sử học đã coi Hoàng đế dưới góc độ cực kỳ tích cực và một số người đã đưa ông vô danh sách những Brazil vĩ đại nhất.

Cuộc sống đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung Pedro lúc 10 tháng tuổi, 1826
Xu bạc mệnh giá 2000 reis, mặt trước là chân dung vua Pedro II của Đế quốc Brazil, đúc năm 1889

Pedro sinh ra vào lúc 02:30p ngày 02/12/1825 tại Cung điện São Cristóvão, ở Rio de Janeiro, Brazil[2]. Ông được đặt theo tên của Thánh Peter thành Alcantara, tên đầy đủ của ông là Pedro de Alcântara João Carlos Leopoldo Salvador Bibiano Francisco Xavier de Paula Leocádio Miguel Gabriel Rafael Gonzaga[3]. Thông qua cha mình, Hoàng đế Pedro I, ông là thành viên thuộc chi nhánh Brazil của Nhà Braganza (tiếng Bồ Đào Nha: Bragança) và được gọi bằng kính ngữ "Dom" (Lord/Lãnh chúa) ngay từ khi mới sinh ra đời. Ông là cháu nội của Vua Bồ Đào Nha João VI và gọi Vua Miguel I của Bồ Đào Nha là chú[4][5]. Mẹ của ông là Nữ Đại công tước Maria Leopoldine của Áo, con gái của Franz II, Hoàng đế La Mã Thần thánh cuối cùng và Hoàng đế đấu tiên của [[Đế quốc Áo. Thông qua mẹ của mình, Pedro là cháu của Napoléon Bonaparte và là em họ đầu tiên của Hoàng đế Napoléon II của Pháp, Franz Joseph, Hoàng đế của Áo-HungaryHoàng đế Maximiliano I của Mexico.[6]

Pedro là con trai hợp pháp duy nhất của Hoàng đế Pedro I còn sống qua tuổi thơ ấu, ông chính thức được công nhận là người thừa kế ngai vàng Đế quốc Brazil với tước hiệu Thái tử hoàng gia vào ngày 11/12/1826. Hoàng hậu Maria Leopoldina qua đời vào ngày 11/12/1826 vì thai chết lưu, lúc này Pedro được 1 buổi. Hai năm rưỡi sau cha ông kết hôn với Amélie de Beauharnais. Hoàng tử Pedro có mối quan hệ rất tốt với người mẹ kế này và ông xem bà như mẹ ruột của mình[7]. Hoàng đế Pedro I mong muốn đưa con gái mình là Công chúa Maria lê kế vị ngai vàng Bồ Đào Nha, vốn đã bị em trai ông là Miguel I của Bồ Đào Nha chiếm lấy, cũng như sức ảnh hưởng chính trị của ông ở Brazil bị suy giảm, ông đã đột ngột tuyên bố thoái vị vào ngày 07/04/1831[8][9], Hoàng đế Pedro I cùng Amelie lên tàu về châu Âu, để lại Hoàng tử Pedro, lúc đó mới 5 tuổi lên kế vị ngai vàng, trở thành Hoàng đế thứ 2 của Brazil. [10][11]

Đăng quang sớm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi rởi bỏ Brazil để về châu Âu, Hoàng đế Pedro I đã chọn ra 3 người thân cận đễ chăm sóc và nuôi dạy hoàng từ Pedro và những người con gái còn ở lại Brazil. Người đầu tiên là José Bonifácio de Andrada, bạn thân của ông và là một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong thời kỳ Brasil độc lập[12][13], người được xem là giám hộ cho tiểu hoàng đế Pedro II. Người thứ hai là Mariana de Vern là nữ gia sư của hoàng gia từ khi Hoàng tử Pedro ra đời. Khi còn nhỏ, Hoàng tử lúc bấy giờ gọi bà là "Dadama", vì ông không thể phát âm chính xác từ dama (Lady)[14]. Tiểu hoàng đế xem nữ gia sư này như mẹ đẻ của mình và luôn gọi bà bằng biệt danh cho đến khi ông trưởng thành[11][15]. Người thứ ba là Rafael, một cựu binh Người Brasil gốc Phi trong Chiến tranh Cisplatine[16][17]. Rafael trở thành một quản gia của Cung điện São Cristóvão, là người mà gia đình hoàng đế hết sức tin tưởng, vua Pedro I đã giao nhiệm vụ chăm sóc các con của mình cho Rafael và ông đã thực hiện điều này trong suốt phần đời còn lại của mình. [18][17]

Bonifácio bị cách chức vào tháng 12/1833 và được thay thế bằng một người giám hộ khác. Ngoài thời gian ngủ ra thì vị Hoàng đế trẻ Pedro II dành phần lớn thời gian còn lại để học tập với các vị gia sư, chỉ có 2 giờ dành cho giải trí. Những giờ học của Pedro được đánh giá là rất vất vả và khắt khe, vì nó được xem là nền tảng cho việc trị nước sau khi ông đến tuổi trưởng thành và trực tiếp trị vì đế chế của mình. Pedro có ít bạn bè cùng trang lứa và bị hạn chế tiếp xúc với các chị gái của mình. Tất cả những điều đó cùng với sự ra đi đột ngột của bố mẹ, đã khiến cho vị vua trẻ có một cuộc sống cô đơn và thiếu hạnh phúc. Môi trường mà Pedro lớn lên đã biến ông trở thành một người nhút nhát và thiếu thốn tình yêu, chỉ biết coi sách là nơi nương tựa và rút lui khỏi thế giới thực. [19][20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barman 1999, tr. 85.
  2. ^ See:
  3. ^ See:
  4. ^ Besouchet 1993, tr. 40.
  5. ^ Schwarcz 1998, tr. 47.
  6. ^ See:
  7. ^ See:
  8. ^ Carvalho 2007, tr. 21.
  9. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 15.
  10. ^ Olivieri 1999, tr. 5.
  11. ^ a b Barman 1999, tr. 29.
  12. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 17.
  13. ^ Schwarcz 1998, tr. 50.
  14. ^ Calmon 1975, tr. 5.
  15. ^ Besouchet 1993, tr. 39.
  16. ^ Carvalho 2007, tr. 31.
  17. ^ a b Calmon 1975, tr. 57.
  18. ^ Vainfas 2002, tr. 198.
  19. ^ Carvalho 2007, tr. 29, 33.
  20. ^ Barman 1999, tr. 39.