Petrichor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đất bị văng lên bởi những giọt nước mưa

Petrichor (/ˈpɛtrɪkɔːr/) là mùi hương của đất, hay còn được gọi là hơi đất, xuất hiện khi trời mưa rơi xuống mặt đất khô. Trong tiếng Hy Lạp, từ này có nghĩa là petra, nghĩa là ‘đá’ + ichor, là máu của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1964 trong một bài viết trên tạp chí Nature, bởi hai nhà nghiên cứu là Isabel Joy Bear (Úc) và Richard Grenfell Thomas (Anh).[1][2][3][4] Thomas chỉ ra thuật ngữ "petrichor" được dùng để đề cập đến thứ được biết đến trước đây là "mùi hương đất sét" (argillaceous odour).[5] Trong quyển tạp chí này, tác giả mô tả mùi hương có nguồn gốc từ một loại dầu bị rỉ ra từ các loại thực vật nhất định vào lúc mùa khô, khi mà nó bị hấp thụ bởi đất sét - mà được hình thành từ đấtđá. Khi mưa, loại dầu này được thải ra khỏi không khí cùng với một loại hợp chất khác có tên là geosmin, một sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của xạ khuẩn, được tỏa ra khi đất bị ướt, làm tạo ra một mùi hương độc đáo; ôzôn cũng sẽ được thải ra kèm theo nếu có sấm chớp.[6] Tạp chí sau đó của Bear và Thomas (năm 1965) cho thấy rằng loại dầu này làm chậm sự nảy mầm của hạt và sự phát triển sớm của cây.[7]

Trước đây khi mà hiện tượng này được đặt tên vào năm 1964, nó đã được sự chú ý và thảo luận bởi các nhà khoa học. Vào tháng 5 năm 1891, một chú thích nhỏ của TL Phipson xuất hiện trong cuốn tạp chí The Scientific American cũng đề cập đến chủ đề này.[8] Ông viết, "Về hiện tượng này, khi mà tôi bận nghiên cứu về nó hơn 25 năm trước đây, có xuất hiện từ một đoạn văn trong số cuối của Chemical News đã được Tiến sĩ Berthelot và M. Andre chú ý." Không còn nghi ngờ gì nữa, Phipson đang đề cập đến một bài nghiên cứu ngắn được đọc bởi Berthelot và André tại buổi họp của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 23 tháng 4 năm 1891, và được in trong quyển 112 (năm 1891) của tạp chí Comptes Rendus, có tựa đề là "Sur l'Odeur propre de la Terre".[9][10]

Phipson viết tiếp, "Dựa trên các nghiên cứu trước đây của tôi vào năm 1865, tôi không dám chắc rằng tôi có nên xuất bản những quan sát của tôi hay không; và với tư cách là một nhà hóa học ưu tú như tôi cũng không thể giải thích được, nên tôi vội quyết định đưa ra kết luận mà tôi nghiên cứu được không lâu trước đây." Ông sau đó giải thích về mùi hương này "... được bắt nguồn từ những hợp chất hữu cơ liên quan đến dầu thực vật..." và những hợp chất này bao gồm "... mùi thơm phưng phức được thải ra từ hàng ngàn bông hoa..." và được hấp thụ vào bên trong đất, sau đó tỏa ra khi trời mưa. Sau nhiều nỗ lực giải thích nó, ông cảm nhận nó "... rất giống với bromo-cedren[cần dẫn nguồn] có nguồn gốc từ tinh chất tuyết tùng, nhưng không giống hoàn toàn."

Cơ chế[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2015, các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dùng camera tốc độ nhanh để ghi lại cách mùi hương di chuyển như thế nào trong không khí.[11] Việc nghiên cứu bao gồm 600 lần thí nghiệm trên 28 bề mặt khác nhau, bao gồm vật liệu kỹ thuật và mẫu đất.[11] Khi mà những hạt mưa rơi xuống bề mặt xốp, không khí trong những lỗ xốp sẽ tạo ra những bong bóng nhỏ, những bong bóng này sẽ trôi nổi trên bề mặt và thải ra aerosol.[11] Khi mà aerosol mang theo mùi hương, nó sẽ mang theo cả vi khuẩn và virus có trong đất.[11] Những hạt mưa di chuyển càng chậm thì càng sản xuất ra nhiều aerosol; điều này giải thích tại sao petrichor (hơi đất) xuất hiện nhiều hơn sau những cơn mưa nhẹ. Actinomycetes là loại vi khuẩn chịu trách nhiệm trong việc sản sinh ra các bào tử có trong đất.[11]

Mũi của con người cực kì nhạy cảm với geosmin và có thể phát hiện nó ở nồng độ thấp khoảng 5 trên 1 nghìn tỷ.[12] Một vài nhà khoa học cho rằng con người có thể nhận ra được mùi hương này bởi vì tổ tiên loài người đã dựa vào trời mưa để sống sót.[13]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Geosmin, hợp chất chịu trách nhiệm cho mùi hương của đất.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bear, Isabel Joy; Thomas, Richard G. (tháng 3 năm 1964). “Nature of argillaceous odour”. Nature. 201 (4923): 993–995. Bibcode:1964Natur.201..993B. doi:10.1038/201993a0. The diverse nature of the host materials has led us to propose the name 'petrichor' for this apparently unique odour which can be regarded as an 'ichor' or 'tenuous essence' derived from rock or stone […] it does not imply that petrichor is necessarily a fixed chemical entity but rather it denotes an integral odour, variable within a certain easily recognizable osmic latitude.
  2. ^ “The Smell of Rain”. Weatherwise. 33 (2): 91. 1980. doi:10.1080/00431672.1980.9931898. Apparently, the printed text is a copy from CSIRO journal Ecos, issue February 1976, p. 32.
  3. ^ Garg, Anu (2007). The Dord, the Diglot, and an Avocado Or Two: The Hidden Lives and Strange Origins of Words. Penguin. tr. 399. ISBN 9780452288614. Actually print of A.Word.A.Day --petrichor.
  4. ^ Poynton, Howard (ngày 31 tháng 3 năm 2015). “The smell of rain: how CSIRO invented a new word”. The Conversation.
  5. ^ Ward, Colin (ngày 11 tháng 4 năm 2014). “Isabel 'Joy' Bear”. CSIROpedia. CSIRO. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020. Thomas gave the name 'petrichor' to this odour.
  6. ^ Yuhas, Daisy (ngày 18 tháng 7 năm 2012). “Storm Scents: It's True, You Can Smell Oncoming Summer Rain: Researchers have teased out the aromas associated with a rainstorm and deciphered the olfactory messages they convey”. Scientific American. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Bear, Isabel Joy; Thomas, Richard G. (tháng 9 năm 1965). “Petrichor and plant growth”. Nature. 207 (5005): 1415–1416. Bibcode:1965Natur.207.1415B. doi:10.1038/2071415a0.
  8. ^ Phipson, T. L. (ngày 16 tháng 5 năm 1891). “The Odor of the Soil after a Shower”. Scientific American. 64 (20): 308. JSTOR 26100386.
  9. ^ “Comptes rendus hebdomadaires des séances de l'Académie des sciences”. 1891/01 (Tome 112): 598–599. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  10. ^ Logan, Tim (ngày 27 tháng 8 năm 2018). “Why You Can Smell Rain”. The Conversation. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2020. A weather expert explains petrichor – that pleasant, earthy scent that accompanies a storm’s first raindrops.
  11. ^ a b c d e Chu, Jennifer (ngày 14 tháng 1 năm 2015). “Rainfall can release aerosols, study finds”. MIT News. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
  12. ^ Polak, E.H.; Provasi, J. (1992). “Odor sensitivity to geosmin enantiomers”. Chemical Senses. 17: 23–26. doi:10.1093/chemse/17.1.23.
  13. ^ Palermo, Elizabeth (ngày 21 tháng 6 năm 2013). “Why Does Rain Smell Good?”. Live Science. LiveScience.com. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bear, I.J. & Thomas, R.G., "Genesis of Petrichor", Geochimica et Cosmochimica Acta, Vol.30, No.9, (September 1966), pp. 869–879.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]