Bước tới nội dung

Petromyzontinae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con cá P. marinus cái dài khoảng 30 cm (ngót 13 inch).
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Cephalaspidomorphi
Bộ (ordo)Petromyzontiformes
Họ (familia)Petromyzontidae
Phân họ (subfamilia)Petromyzontinae
Bonaparte, 1831

Petromyzontinae là một phân họ trong họ Petromyzontidae. Đây là các loài thuộc nhóm cá mút đá biển, phân bố chủ yếu ở các biển phía Bắc Đại Tây Dương như biển bắc nước Anh, bắc bán đảo Xcan-đi-na-vi và biển Đông Bắc Hoa Kỳ.[1]

Vị trí phân loại
Petromyzontiformes
Geotriidae

Geotria Gray 1851 (pouched lamprey)

Mordaciidae

Mordacia Gray 1853 (southern topeyed lampreys)

Petromyzontidae
Petromyzontinae

Petromyzon Linnaeus 1758 (Sea lamprey)

Ichthyomyzon Girard 1858

Lampetrinae

Caspiomyzon Berg 1906 (Caspian lamprey)

Tetrapleurodon Creaser & Hubbs 1922

Entosphenini

Entosphenus Gill 1863

Lampetrini

Lethenteron Creaser & Hubbs 1922

Eudontomyzon Regan 1911

Lampetra Bonnaterre 1788

Kích thích các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác ở ngoại vi kích hoạt các tế bào thần kinh trong khứu giác của một con cá mút biển.

Cá mút đá biển Bắc nói riêng và cá mút đá nói chung được chú ý vì có nhiều ý nghĩa trong đời sống con người.

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mút đá biển Bắc được xem là sinh vật mô hình trong lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động thần kinh, do bộ não của chúng tương đối đơn giản và có nhiều nét phản ánh cấu trúc não của tổ tiên động vật có xương sống (nhóm dây sống sơ khai). Từ những năm 1960, Carl Rovainen đã sử dụng cá mút đá làm mô hình để thực hiện các nguyên tắc cơ bản của điều khiển cơ-thần kinh ở động vật có xương sống, về luồng thần kinh hướng tâm bắt đầu từ tủy sống về phía não. Từ những năm 1970, Sten Grillner và đồng nghiệp của ông tại Viện KarolinskaStockholm đã tiếp tục công việc nghiên cứu này trên lĩnh vực rộng hơn.

Thực phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
"Lươn nướng" (Yatsume kabayaki) tại một nhà hàng ở Asakusa, Tokyo, Nhật Bản.

Cá mút đá biển Bắc từ lâu đã được sử dụng làm thức ăn.[2] Từ thời xưa, cá được ăn thay cho thịt trong Mùa Chay (cấm ăn thịt).

Ở nhiều nước, các loài cá mút đá được gọi là lươn biển, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như món kabayaki (lươn nướng) ở Nhật Bản.

Gây hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài gây tác hại lớn do kiểu sống như ký sinh của chúng. Chẳng hạn: ở Ngũ đại hồ Bắc Mỹ chúng đã xâm nhập vào đây, sống trong nước ngọt, không chỉ xâm chiếm khu vực mà còn gắn chặt vào cá hồi,[3] hút máu, làm giảm sản lượng cá hồi mỗi năm đến 47 triệu kg.[4]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Petromyzontiformes tại Wikimedia Commons
  • “ITIS report on the lampreys”. ITIS. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
  • “Lamprey”. Inland Fisheries Ireland. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
  • “The Tree of Life”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. A Tree of Life diagram showing the relation of Lampreys to other organisms.

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Petromyzontinae”.
  2. ^ Mario Jorge Araujo, Sergio Silva, Yorgos Stratoudakis & Marta Gonçalves. “Sea Lamprey Fisheries in the Iberian Peninsula”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “Boreal shield watersheds...”.
  4. ^ Phương Hoa. “Cá hút máu tàn sát sinh vật bản địa ở vùng hồ Mỹ”.