Phá lấu
Ẩm thực Sài Gòn |
---|
Bánh canh • Bánh mì thịt (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bánh da lợn (Bánh da heo) • Bò bảy món • Bún bò Huế (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bò né • Bún mắm • Bún nước lèo • Cà phê Sài Gòn • Chè bà ba • Cá viên • Cơm tấm (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Hủ tiếu/Hủ tíu (hủ tiếu gõ, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho) • Phá lấu • Phở Sài Gòn |
Nguyên liệu, sản vật |
Liên quan Ngành công nghiệp thực phẩm của Sài Gòn • Ẩm thực của người Hoa tại Sài Gòn • Sản vật Sài Gòn • Ẩm thực Việt-Khmer • Ẩm thực Bà Rịa-Vũng Tàu • Ẩm thực Đồng Nai • Ẩm thực Bình Dương • Ẩm thực Bình Phước • Ẩm thực Bến Tre • Ẩm thực Cần Thơ • Ẩm thực Kiên Giang • Ẩm thực An Giang • Ẩm thực Long An • Ẩm thực Sóc Trăng • Ẩm thực Tiền Giang • Ẩm thực Tây Ninh • Ẩm thực miền Nam Việt Nam • Ẩm thực Huế • Ẩm thực Quảng Nam • Ẩm thực Khánh Hòa • Ẩm thực Bình Định • Ẩm thực Hà Nội • Ẩm thực Hải Phòng • Ẩm thực Việt Nam |
Phá lấu (tiếng Trung: 拍滷; Bạch thoại tự: phah-ló̍) là một món ăn khá quen thuộc xuất xứ Trung Quốc ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Phá lấu được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo...
Nguồn gốc xuất xứ
[sửa | sửa mã nguồn]Về món phá lấu, nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng, giỗ chạp của người Tiều bên Trung Hoa. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc Bắc, còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử...
Phá lấu của cộng đồng người Tiều du nhập vào Sài Gòn từ rất lâu, chủ yếu ăn theo cách truyền thống từ bao đời nay là với cháo hoặc cơm.[1]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Hấp dẫn bánh mì phá lấu Tiều trên đường Nguyễn Trãi”. Thanh Niên.