Pháo Type 92

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pháo 70 mm Type 92 battalion gun
Một khẩu Type 92 (không có giáp) tại Bảo tàng Pháo binh Dã chiến Lục quân Hoa Kỳ, Ft. Sill, OK
LoạiPháo hỗ trợ bộ binh
Nơi chế tạoĐế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Lược sử hoạt động
Phục vụ1932-1945
Sử dụng bởi Quân đội Nhật Bản

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (chiếm được)
quân Giải phóng Trung Quốc (chiếm giữ)

quân Quốc dân đảng (chiếm được)

 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Chiếm được)
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Chiếm được) và sử dụng trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ Ngụy và Giải phóng Miền Nam Việt Nam
TrậnChiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2
Xung đột biên giới Xô-Nhật
Thế chiến 2
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Thông số
Khối lượng216 kg (476 lbs)
Chiều dài2 m
Độ dài nòng723 mm
Chiều rộng914 mm
Chiều cao775 mm
Kíp chiến đấu5

Cỡ đạn70 mm (2.75 in)
Độ giậtlò xo - dầu
Góc nângtừ -4° tới +70°
Xoay ngang45°
Tốc độ bắn10 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng198 m/s (650 ft/s)
Tầm bắn hiệu quả2,785 m (3,060 yards)

Pháo Type 92 (九二式歩兵砲 Kyūni-shiki Hoheihō) là một loại pháo hỗ trợ bộ binh hạng nhẹ được sử dụng bởi quân đội Thiên hoàng Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến 2[1][2]. Nó cũng được gọi là "battalion artillery" (大隊砲 Daitaihō), tức pháo binh tiểu đoàn.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Vì các loại pháo nhỏ như Type 11 (37 mm) hay súng cối Type 11 (70 mm) không còn đáp ứng được yêu cầu của quân đội, nên các văn phòng kỹ thuật quân sự đã thiết kế ra Type 92. Nó vừa có thể bắn trực tiếp như Type 11 37 mm, vừa có thể bắn cầu vồng (giáp tiếp) như Type 11 70 mm.

Các khẩu pháo Type 92 đã được sẵn sàng cho các đơn vị vào năm 1932[3].

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhẹ và nhỏ, pháo Type 92 có thể được kéo bởi một con ngựa hoặc vài người lính.

Nòng pháo khá ngắn, cho nên vận tốc đầu nòng của đạn rất thấp (chưa tới 200 m/s). Các bánh xe ban đầu được làm bằng gỗ, sau được thay bằng thép, giúp di chuyển khẩu pháo dễ dàng và an toàn hơn[4].

Pháo Type 92 có thể bắn các loại đạn nổ HE, đạn xuyên giáp AP hay đạn khói smoke[5].

Lịch sử sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Pháo Type 92 lần đầu được sử dụng ở Mãn Châu Quốc. Sau đó nó được sử dụng trên toàn chiến trường trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2.

Quân Nhật cũng sử dụng Type 92 trong các cuộc chiến với quân Đồng minh ở nam Thái Bình DươngĐông Nam Á.

Quân Giải phóng Trung Quốc thu giữ được một số lượng khá lớn pháo Type 92 sau năm 1945. Họ dùng nó trong suốt cuộc chiến với Quốc dân đảng. Một số được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.

Các khẩu còn lại[sửa | sửa mã nguồn]

Một khẩu pháo Type 92 được trưng bày trên Main Street ở Lakeport, California. Nó mang số 399, có bánh xe bằng kim loại. Một khẩu khác mang số 30300 cũng được trưng bày gần đó.

Ngoài ra còn một số khẩu trong các bảo tàng quân sự.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bishop, The Encyclopedia of Weapons of World War II
  2. ^ War Department TM-E-30-480 Handbook on Japanese Military Forces September 1944 p 400
  3. ^ McLean. Japanese Artillery; Weapons and Tactics
  4. ^ Japanese Wikipedia article
  5. ^ Chamberlain, Light and Medium Field Artillery

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]