Sát thủ đầu mưng mủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Phê như con tê tê)
Sát thủ đầu mưng mủ
Ấn bản đầu tiên
© Thành Phong, © Nhã Nam
Thông tin sách
Tác giảVô danh thị
Minh họaThành Phong[1][2][3]
Minh họa bìaThành Phong
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Chủ đềThành ngữ dân gian mới
Thể loạiSách tranh minh hoa
Nhà xuất bảnNhã Nam
Nhà xuất bản Mỹ thuật (2011)
Nhà xuất bản Văn học (2013)
Ngày phát hành2011
2013 (tái bản)
Kiểu sáchSách in
Cuốn sauPhê như con tê tê

Sát thủ đầu mưng mủ (phụ đề: Thành ngữ sành điệu bằng tranh) là tên một cuốn sách tập hợp thành ngữ dân gian đương đại xuất bản năm 2011 của họa sĩ Thành Phong, một trong hai mẩu của Phong Dương. Năm 2013, cuốn sách được tái bản lại với tên Phê như con tê tê có bổ sung, sửa chữa so với ấn bản đầu tiên.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách được họa sĩ Thành Phong thực hiện với mục đích tập hợp "những câu nói phổ biến trong "xã hội" của một thời, nhưng dưới hình thức vui vẻ nhất".[4] Những câu nói ấy hầu hết đều có chung đặc điểm là dễ nói, có vần điệu, hình ảnh dù đôi lúc hình ảnh không hợp logic lắm. Ví dụ, tên sách tái bản cũng là tên một thành ngữ trong sách, "Phê như con tê tê" dùng để chỉ trạng thái thoả mãn, sung sướng tột đỉnh vì một chuyện gì đó, có hình minh hoạ là một con tê tê đang phê thuốc lào.

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn bản năm 2013

Lần đầu phát hành năm tháng 10 năm 2011, cuốn sách đã dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều[5][6]. Phần đông ý kiến phản ứng đều cho là tác giả cổ súy việc sử dụng "ngôn ngữ cải biên" (như các báo gọi); sự phản đối này lại đến từ những người trẻ[7][8]. Một blogger bình luận về câu "Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ" rằng "đích thị là đi ngược lại truyền thống đạo đức ông cha để lại".[9] Còn những người lớn tuổi lại tỏ ra hứng thú với lối sáng tạo ngôn ngữ hiện nay. Điển hình, tại buổi Toạ đàm Ngôn ngữ giới trẻ thời @ qua tranh của họa sĩ Thành Phong tại Hà Nội, giáo sư Văn Như Cương bày tỏ sự thích thú với cách nói mới, đồng thời bày tỏ "(lối nói trên) mang lại những ý nghĩa quá thú vị và bất ngờ mà lối văn phong truyền thống không thể nào diễn tả được".[10] Ông nói: "Thành ngữ cũng có những giai đoạn, biến chuyển cho hợp thời và có những câu ở đây tôi rất thích."[11]

Sau khi phát hành không lâu, scan lậu của cuốn sách đã tràn lan khắp mạng internet gây nên sự phẫn nộ của họa sĩ. Để bày tỏ sự phản đối của mình, họa sĩ Thành Phong đăng bài "Gửi bạn ăn cắp" trên blog mình. Cũng trong thời gian này, cuốn sách đã bị Nhà xuất bản Mỹ thuật, đơn vị liên kết phát hành, ra quyết định thu hồi.[12][13]. Hành động này đã khiến scan lậu lên ngôi.

Năm 2013, Nhã Nam thông báo sẽ tái bản cuốn sách với tên gọi mới Phê như con tê tê, với hình bìa mới thay cho hình bìa "sát thủ" và nội dung có sửa chữa sau khi tiếp thu ý kiến của nhiều người.[14] Sự tái bản này là để đáp ứng nhu cầu rất lớn của độc giả. Đồng thời, ông Vũ Hoàng Giang, Phó Giám đốc Nhã Nam cho rằng "xét cho cùng, đây là cuốn sách có một số giá trị nhất định, chứ không phải là sách vô giá trị".[15]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 'Sát thủ đầu mưng mủ' Nguyễn Thành Phong: "Tìm những vẻ đẹp giản dị quanh mình". Thể thao & Văn hóa. ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ “Cha đẻ "Sát thủ đầu mưng mủ" ký tên ủng hộ Thăng Fly”. Mực tím. ngày 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ' vẽ...văn hóa giao thông của người Việt”. Tiền phong. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Nghèo cũng phải cho Tèo đi học”. Soi. ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ “Mổ xẻ "Sát thủ đầu mưng mủ". Người lao động. ngày 3 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ “Từ cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ": Nên xem xét lại cách dùng từ”. VOV. ngày 28 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “Giới trẻ phản biện "Sát thủ đầu mưng mủ". Vietnamnet. ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “Thảm họa "thành ngữ" trong sách "Sát thủ đầu mưng mủ". Nhà xuất bản Hà Nội. ngày 3 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ “Tranh vẽ 'ngôn ngữ cải biên' của giới trẻ gây tranh cãi”. VnExpress. ngày 21 tháng 10 năm 2011.
  10. ^ 'Sát thủ đầu mưng mủ': Người già mê, người trẻ chê”. VnExpress. ngày 30 tháng 3 năm 2012.
  11. ^ “PGS. TS Văn Như Cương bênh vực "Sát thủ đầu mưng mủ"?”. Dân trí. ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  12. ^ 'Sát thủ đầu mưng mủ' bị tạm ngưng phát hành”. Vnexpress. ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  13. ^ “Thu hồi quyển "Sát thủ đầu mưng mủ". Tuổi trẻ. ngày 25 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  14. ^ "Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê". Thanh Niên. ngày 21 tháng 3 năm 2013.
  15. ^ "Phê như con tê tê" liệu có gây tranh cãi lần nữa?”. Thanh Niên. ngày 22 tháng 3 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]