Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn | |
---|---|
Hồng y thứ 6 Việt Nam (2015–nay) Tổng giám mục Trưởng Giáo tỉnh Hà Nội (2010–2018) Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (2010–2018) Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007–2013) | |
Giáo hội | Công giáo Rôma |
Chức vụ chính yếu
| |
Trưởng Giáo tỉnh Hà Nội Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Hà Nội |
Tòa | Tổng giáo phận Hà Nội |
Tựu nhiệm | Ngày 13 tháng 5 năm 2010 |
Hết nhiệm | Ngày 17 tháng 11 năm 2018 |
Tiền nhiệm | Giuse Ngô Quang Kiệt |
Kế nhiệm | Giuse Vũ Văn Thiên |
Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Hà Nội | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Hà Nội |
Tổng giáo phận | Tổng giáo phận Hà Nội |
Bổ nhiệm | Ngày 22 tháng 4 năm 2010 |
Tựu nhiệm | Ngày 7 tháng 5 năm 2010 |
Hết nhiệm | Ngày 13 tháng 5 năm 2010 |
Tiền nhiệm | Giuse Maria Trịnh Văn Căn |
Kế nhiệm | Khuyết vị |
Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Sài Gòn |
Tòa | Giáo phận Đà Lạt |
Tựu nhiệm | Ngày 23 tháng 3 năm 1994 |
Hết nhiệm | Ngày 22 tháng 4 năm 2010 |
Tiền nhiệm | Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm |
Kế nhiệm | Antôn Vũ Huy Chương |
Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Sài Gòn |
Giáo phận | Giáo phận Đà Lạt |
Bổ nhiệm | Ngày 11 tháng 10 năm 1991 |
Tựu nhiệm | Ngày 3 tháng 12 năm 1991 |
Hết nhiệm | Ngày 23 tháng 3 năm 1994 |
Tiền nhiệm | Tiên khởi |
Kế nhiệm | Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh |
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam | |
Bổ nhiệm | Năm 2007 |
Hết nhiệm | Năm 2013 |
Tiền nhiệm | Phaolô Nguyễn Văn Hòa |
Kế nhiệm | Phaolô Bùi Văn Đọc |
Các chức khác | Hồng y đẳng linh mục Nhà thờ San Tommaso Apostolo (từ 2015-nay) |
Truyền chức
| |
Thụ phong | Ngày 21 tháng 12 năm 1967 bởi Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền |
Tấn phong | Ngày 3 tháng 12 năm 1991 bởi Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (chủ phong) và các giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa và Nicôla Huỳnh Văn Nghi (phụ phong) |
Thăng hồng y | Ngày 14 tháng 2 năm 2015 bởi Giáo hoàng Phanxicô |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1 tháng 4, 1938 Đà Lạt, Lâm Đồng, Trung Kỳ, Liên Bang Đông Dương |
Cha mẹ | Tađêô Nguyễn Văn Sang Maria Mađalêna Nguyễn Thị Vàng |
Khẩu hiệu | "Ngài phải lớn lên" |
Cách xưng hô với Phêrô Nguyễn Văn Nhơn | |
---|---|
Danh hiệu | Đức Hồng y |
Trang trọng | Đức Hồng y |
Thân mật | Cha |
Khẩu hiệu | Illum oportet crescere |
Tòa | Tổng Giáo phận Hà Nội |
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1938) là một hồng y, giám mục Công giáo người Việt Nam. Ông hiện đảm nhận tước vị Hồng y Đẳng Linh mục Nhà thờ San Tommaso Apostolo, và nguyên là Tổng giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt. Khẩu hiệu giám mục là: "Ngài phải lớn lên".[1] Ông có thể nói được các thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Pháp và Latinh bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt.[2]
Hồng y Nguyễn Văn Nhơn sinh trưởng tại Đà Lạt. Sau quá trình tu học kéo dài, tháng 12 năm 1967, ông được truyền chức linh mục tại Đà Lạt. Trong thời kỳ linh mục, ông từng đảm nhiệm các chức vụ khác nhau như Giám đốc Đại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt, Chánh xứ Nhà thờ chính tòa Đà Lạt và linh mục Tổng Đại diện giáo phận Đà Lạt.
Tháng 10 năm 1991, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Nhơn làm Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt và lễ tấn phong đã được cử hành vào tháng 12 cùng năm. Ông kế nhiệm chức giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt năm 1994.
Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội với quyền kế vị. Quyết định này làm giáo dân có nhiều bất mãn trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đụng độ với Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong một loạt tranh chấp.[3] Ngày 7 tháng 5, ông chính thức nhậm chức Tổng giám mục Phó Hà Nội. Ngày 13 tháng 5, Toà Thánh chấp thuận đơn từ chức của Tổng giám mục Kiệt, Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Nhơn kế vị chức Tổng giám mục Hà Nội, với thời gian làm Tổng giám mục Phó ngắn ngủi ba tuần,[1] thực tế chỉ kéo dài chưa đầy một tuần lễ. Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Tổng giám mục Nhơn tham dự lễ nhận dây pallium từ Giáo hoàng Biển Đức XVI.[4]
Đầu tháng 1 năm 2015, Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn được Giáo hoàng Phanxicô thăng tước vị Hồng y và các nghi thức nhận tước vị được cử hành vào ngày 14 tháng 2. Ngày 13 tháng 4 cùng năm, tân hồng y được bổ nhiệm làm thành viên của Bộ Truyền giáo và Hội đồng Toà thánh Công lý – Hòa Bình. Ngày 1 tháng 4 năm 2018, Hồng y Nhơn tròn 80 tuổi, mất quyền bầu chọn giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y. Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin từ nhiệm của Hồng y Nhơn vì lý do tuổi tác, đồng thời chọn Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên kế vị chức Tổng giám mục Hà Nội.[5]
Thân thế và tu tập
[sửa | sửa mã nguồn]Hồng y Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1 tháng 4 năm 1938 tại Đà Lạt[6] trong một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời, và có nhà nằm ngay cạnh giáo xứ Thánh Nicôla Đà Lạt.[7] Gốc gia đình di cư từ giáo xứ An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, thuộc Tổng giáo phận Huế.[8] Cậu bé Nguyễn Văn Nhơn đã chịu phép Rửa tội sau đó vào ngày 12 tháng 4 cùng năm.[7][9] Song thân là ông Tađêô Nguyễn Văn Sang (qua đời năm 1983) và bà Maria Mađalêna Nguyễn Thị Vàng (qua đời năm 1982).[10] Cha mẹ ông có sáu người con: 3 trai và 3 gái,[11] trong số đó đã có ba người trong số đó đã đi theo con đường tu tập, gồm có 2 chị và ông.[10][11][12] Hai nữ tu sĩ là chị ông là nữ tu Marie Thánh Thể Nguyễn Thị Thọ (sinh năm 1923, mất năm 2016), thuộc Đan viện Cát Minh Sài Gòn, Bề trên tại đây từ năm 1971–1974 và 1977–1980[10][13] và Nữ tu Maria Claire thuộc Dòng Thánh Phaolô, qua đời năm 1992.[10] Năm 1958, song thân ông nhận Huân chương Hiệp sĩ của Tòa Thánh.[10]
Ngày 26 tháng 10 năm 1949, cậu bé Nguyễn Văn Nhơn rời Đà Lạt nhập học Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn bằng một chuyến xe lửa trên hành trình 300 km và nhiều nguy hiểm do hoàn cảnh chiến sự. Trong thời gian này, năm 1956, chủng sinh Nguyễn Văn Nhơn thoát chết sau chuyến đi chơi biển của Chủng viện tại Nước Ngọt, Đất Đỏ. Trong biến cố này, cậu Nhơn là một trong bốn chủng sinh bị nước nhấn chìm và là một trong hai chủng sinh bị bất tỉnh (người còn lại qua đời trong biến cố). Giám thị Lê Minh Châu là người đã hô hấp nhân tạo và cứu sống cậu.[14][15]
Sau khi tốt nghiệp tiểu chủng viện, để tiếp tục con đường tu học, chủng sinh Nhơn nhập học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt, là một trong số những chủng sinh khóa đầu của học viện này (1958–1968).[7] Ông hoàn tất chương trình học tại đây năm 1968.[6][7]
Linh mục
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 21 tháng 12 năm 1967, Phó tế Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được truyền chức linh mục tại giáo phận Đà Lạt, bởi giám mục giáo phận là Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền.[16] Sau khi được truyền chức, tân linh mục được bổ nhiệm làm Giáo sư Tiểu chủng viện Đà Lạt.[6][17] Năm 1972, linh mục Nhơn được chọn làm Giám đốc Đại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt và giữ chức vụ này đến ngày 1 tháng 4 năm 1975, khi ông được bổ nhiệm giữ chức vụ mới là linh mục Chánh xứ của Nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Sau đó ít tháng, ngày 10 tháng 9 cùng năm, linh mục Nhơn tiếp tục được chọn làm linh mục Tổng đại diện Giáo phận Đà Lạt.[6]
Giám mục
[sửa | sửa mã nguồn]Giám mục Phó Đà Lạt
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 11 tháng 10 năm 1991, Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng đã tuyển chọn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm giám mục, cụ thể bổ nhiệm làm Giám mục Phó Giáo phận Đà Lạt với quyền kế vị Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm.[16] Tin tức được chính thức công bố tại Việt Nam vào ngày 19 tháng 10 cùng năm.[7] Sự bổ nhiệm này có sự chấp thuận của chính quyền Việt Nam.[12] Sau đó, ngày 3 tháng 12 cùng năm, lễ tấn phong cho tân giám mục Nhơn được cử hành Đà Lạt.[17] Chủ phong cho vị tân giám mục là Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giám mục chính tòa Đà Lạt. Hai vị giám mục còn lại, với vai trò phụ phong, gồm Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang và Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám mục Giáo phận Phan Thiết.[16] Tân giám mục chọn khẩu hiệu: Ngài phải lớn lên (Illum Oportet Crescere).
Giám mục chính tòa Đà Lạt
[sửa | sửa mã nguồn]Đến ngày 23 tháng 3 năm 1994, giám mục Nguyễn Văn Nhơn kế nhiệm chức giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt,[18][19] kế nhiệm giám mục tiền nhiệm là Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm được Tòa Thánh chọn làm Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa.[20] Thực tế thì Giám mục Lâm còn ở Đà Lạt đến trung tuần tháng 6 năm 1994 trước khi ra nhận Giáo phận Thanh Hóa ngày 24 tháng 6 cùng năm.[7]
Năm 1998, giám mục Nguyễn Văn Nhơn tham gia Thượng Hội đồng Giám mục Á châu và có phát biểu tại đây vào ngày 24 tháng 4: Với một cảm nhận tín ngưỡng "bẩm sinh" và với cuộc sống liên lỉ trong mối lo sợ bị các ác chúa và tà thần trừng phạt (nên họ cần phải dâng cúng những gì thuộc về mình để làm nguôi cơn giận của các vị), thành phần những con người tốt lành của chúng ta đó, một khi được học hỏi để nhận biết Thiên Chúa tối cao và thương xót, là Người Cha và là Đấng Bênh Đỡ, liền gắn chặt với Chúa và vĩnh viễn trung thành với Người[21]
Ngày 20 tháng 5 năm 1999, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn tham dự nghi thức truyền chức giám mục với vai trò phụ phong trong lễ truyền chức Tân giám mục Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc, vốn trước đó linh mục này kế nhiệm ông trong các công tác giám đốc đại chủng viện Minh Hòa, chính xứ nhà thờ chính tòa Đà Lạt cũng như Tổng đại diện Giáo phận.[16][22] Từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 15 tháng 8 năm 2000, giám mục Nhơn công du Hoa Kỳ với nội dung chính là giao lưu và gặp gỡ với cac tu sĩ Tu Hội Tận Hiến tại Baton Rouge, tiểu bang Louisiana, nhân dịp Tu hội này kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Hoa Kỳ. Các công tác khác bao gồm thăm các cựu chủng sinh Simon Hòa giáo phận Đà Lạt và Hội Ái hữu Đà Lạt. Rời Hoa Kỳ, giám mục Nhơn thăm Đài Bắc trong vòng 3 ngày, theo lời mời của Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Đài Bắc Giuse Địch Cương.[23]
Tháng 9 năm 2000, lũ lụt xảy ra tại các giáo phận Nam Bộ được coi là nặng nề nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 40 năm,[24] trong đó có giáo phận Long Xuyên[25], giáo phận Mỹ Tho[24], giám mục Nhơn ra văn thư kêu gọi các thành phần trong giáo phận Đà Lạt cầu nguyện cho nạn nhân vùng lũ lụt; hưởng ứng các kêu gọi cứu trợ của địa phương và dành bổng lễ góp phần cứu trợ do Tòa giám mục Đà Lạt đến các giáo phận bị thiệt hại.[26] Ngoài kêu gọi, giám mục Nhơn đích thân cùng với giám mục Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc đi xuồng đến cứu trợ các nạn nhân lũ lụt.[27]
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập Giáo phận, giám mục Đà Lạt Nguyễn Văn Nhơn ra thư mục vụ, điểm nhắc lại các sự kiện chính yếu của giáo phận và dặn dò các thành phần giáo phận chu toàn chuẩn bị cho Năm Thánh giáo phận sắp đến. Văn thư ấn ký ngày 17 tháng 11 năm 2000.[28] Một tuần sau đó, ngày 24 tháng 11, giám mục Nhơn cử hành Khai mạc Năm Thánh giáo phận Đà Lạt, đồng thời phong chức cho 3 linh mục.[29]
Trong thời gian làm Giám mục Đà Lạt, giám mục Nhơn thường dành ra các khoảng thời gian trống dịp Tết Nguyên Đán để đến chúc tết các giáo dân tại vùng kinh tế mới cũng như người dân tộc.[30] Về vấn đề mục vụ, giám mục Nhơn đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, đồng hành cùng gia đình và các dân tộc thiểu số, như lời hứa sau lễ tấn phong giám mục.[31] Tháng 10 năm 2001, giám mục Nguyễn Văn Nhơn tham dự với tư cách chủ tọa trong lễ tạ ơn của Tân giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm tại Nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Tân giám mục Tiệm xuất thân là linh mục giáo phận Đà Lạt.[32]
Trong tháng 1 năm 2002, từ ngày 14 đến 23 tháng 1, giám mục Nguyễn Văn Nhơn thuộc đoàn các giám mục Việt Nam thực hiện chuyến viếng thăm Ad Limina. Tại đây đoàn đã tiếp kiến Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong ba lần.[33] Sau chuyến đi Ad Limina, giám mục Nhơn trở về Việt Nam ngày 29 tháng 1 và đến Đà Lạt ngày 1 tháng 2. Nhân dịp này, giám mục Nhơn cử hành nghi thức làm phép Chén Thánh và Dĩa Thánh giáo hoàng đã trao tặng cho ông.[34] Ngày 16 tháng 2 năm 2002, giám mục Nguyễn Văn Nhơn cử hành nghi thức làm phép Nhà Hài Cốt, nằm dưới chân tháp chuông nhà thờ chính tòa Đà Lạt.[35] Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận qua đời tại Rôma ngày 16 tháng 9 năm 2002.[36] Với tinh thần hiệp thông, giám mục Nguyễn Văn Nhơn đã tổ chức lễ cầu hồn cho cố hồng y tại Nhà thờ chính tòa Đà Lạt.[37]
Ngày 15 tháng 12 năm 2005, tại Nhà thờ chính tòa Đà Lạt, ông tham dự với tư cách giám mục phụ phong trong lễ Tấn phong Giám mục Giuse Võ Đức Minh, tân giám mục Phó Giáo phận Nha Trang, vốn xuất thân là linh mục vốn thuộc Giáo phận Đà Lạt với vai trò linh mục chính xứ giáo xứ chính tòa Đà Lạt. Giám mục chủ phong là Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Giáo phận Nha Trang, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam khóa IX, cùng phụ phong với giám mục Nhơn là Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc.[38]
Nhân vụ việc tình hình Vụ tranh chấp Tòa Khâm sứ cũ tại Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, và Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt có phát ngôn bị cắt xén vào ngày 20 tháng 9 năm 2008,[39] ngày 1 tháng 10, phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn dẫn đầu, cùng với 3 giám mục khác: Đại diện Giáo tỉnh Hà Nội là Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, đại diện Giáo tỉnh Huế là Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và đại diện Giáo tỉnh Sài Gòn là Hồng y – Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 1 tháng 10 cùng năm.[40] Văn thư số 1437/UBND–NC ngày 23 tháng 9 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tới Hội đồng Giám mục Việt Nam với nội dung đề nghị thuyên chuyển Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội và đề nghị Hội đồng giám mục Việt Nam xử lí nghiêm minh theo quy định Giáo hội với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Nam Phong.[41][42][43] Phản hồi văn thư, Hội đồng giám mục Việt Nam soạn thảo thư hồi đáp do Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Văn Nhơn ấn ký, ghi rõ: chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo.[42][43]
Tổng giám mục Hà Nội
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hiện đang là Giám mục Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội với quyền kế vị làm giáo dân có nhiều bất mãn.[44][45] Khi nhận được câu hỏi liệu Vatican có thay thế Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong sứ vụ Tổng giám mục Hà Nội, Tổng Giám mục Kiệt trả lời:[46]
“ | Giám mục đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam là bậc đáng kính hoàn toàn xứng đáng nhiệm vụ Tổng giám mục... Tuy nhiên chúng ta đã biết quá trình bổ nhiệm một giám mục khá phức tạp phải thông qua nhiều bước... Một điều khá dễ hiểu, Tòa Thánh không thể nào làm một việc vô lý là bổ nhiệm Tổng giám mục trong khi Tổng giám mục đương nhiệm vẫn còn đó. | ” |
Ngày 6 tháng 5 năm 2010, ông từ Đà Lạt ra Hà Nội và về đến sân bay Nội Bài, trong chuyến bay còn có Giám mục phụ tá Hà Nội Lôrensô Chu Văn Minh, cùng các linh mục quản hạt Nam Định, Sơ Bề trên Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Sơ Bề trên Địa hạt Hà Nội Dòng Thánh Phaolô đã vào đón ông ở Đà Lạt một ngày trước đó. Về phía giáo phận Đà Lạt còn có 11 linh mục tháp tùng ông. Đến tối, ông về tới Tòa Tổng giám mục Hà Nội. Đón ông tại Tòa Tổng giám mục có Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt cùng đông đảo nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân. Sau đó, ông cầu nguyện và gặp gỡ linh mục đoàn Giáo phận Hà Nội.[47]
Sáng ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ chính tòa Hà Nội thánh lễ ra mắt Phó tổng Giám mục giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã được tổ chức trong sự lo ngại, giáo dân lo ngại sẽ có một sự thay đổi đối với vị giám mục giáo phận. Có một số giáo dân tập trung băng rôn khẩu hiệu hình ảnh Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.[48][gc 1] Đồng tế thánh lễ có mặt rất nhiều Giám mục các giáo phận phía Bắc thuộc Giáo tỉnh Hà Nội[gc 2] Ngoài ra, còn có Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Ban Mê Thuột đến Hà Nội giảng tĩnh tâm cho đoàn linh mục Hà Nội cũng tham dự. Đồng tế có hơn 150 linh mục từ các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, đặc biệt là một số linh mục đến từ Đà Lạt.[48][gc 3]
Trước buổi lễ, khi đoàn đồng tế tiến vào thánh đường đã có sự khác lạ, như lời của giáo dân là anh Hữu Vinh kể lại:[48] "Thánh lễ hôm nay rất lạ là đoàn đồng tế lại đi cửa nách đi vào cho tới khi hết lễ lại theo cửa hậu đi ra cho nên giáo dân người ta rất bức xúc. Giáo dân căng cờ biểu ngữ hai bên đường đi ra vì thấy tránh nên họ lại căng biểu ngữ bên cửa nách, khi ấy thì đoàn đồng tế lại ra cửa sau..."
Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam – Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hoá khi chúc mừng ông trong cương vị mới đã nói rằng "Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội."[49] Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội công giáo Việt Nam người ta được nghe một vị giám mục lên tiếng xác nhận một sự thật có liên quan đến quyết định của Tòa Thánh Vatican.[48]
Ngày 13 tháng 5 năm 2010, Tòa Thánh chấp thuận đơn từ chức của tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt vì lý do sức khoẻ, chiếu theo khoản số 401 triệt 2 của Bộ Giáo luật nên ông đương nhiên kế vị.[50] Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt khẳng định ông từ chức mà không bị áp lực nào hết và chính ông đã xin Tòa Thánh cho nghỉ,[51][52][53] mặc dù có dư luận cho rằng việc này ông bị áp lực của chính quyền Việt Nam,[54] và có thể cũng của cả Vatican.[55] Cùng ngày, Tổng giám mục Kiệt viết thư chia tay với giáo dân Hà Nội, trong thư có nhắc đến việc cộng tác với Tân Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn:[56]
“ | ...Tôi tin, với lòng quảng đại vốn có, anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được.... Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa. Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn tình yêu thương hợp nhất...tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức cha Phêrô như đã yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi. Ngài sẽ thay thế vị trí của tôi ở giữa cộng đoàn yêu thương của chúng ta, để mạch yêu thương không bao giờ đứt đoạn... | ” |
Hồng y
[sửa | sửa mã nguồn]Công bố và chúc mừng
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô loan báo tin vinh thăng cho 20 vị Hồng y mới từ nhiều quốc gia, trong số tân hồng y có Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.[57][gc 4] Một ngày sau đó, Toà Giám mục Hà Nội ra thông báo về việc này, trong thư này có đoạn:[59] Đây là một vinh dự và niềm vui lớn lao không những cho Đức Tổng Giám mục Phêrô, mà còn cho Tổng Giáo phận Hà Nội, cho Hội Thánh tại Việt Nam và cho đất nước chúng ta. Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa và cám ơn Đức Thánh Cha vì sự quan tâm và ưu ái của Ngài với Giáo hội và đất nước Việt Nam chúng ta."
Trả lời phỏng vấn America Magazine về tin vinh thăng tước vị Hồng y, Nguyễn Văn Nhơn cho biết ông ngỡ ngàng khi nhận được tin tức này. Theo ông, ông đã đến tuổi hồi hưu và đang chờ đợi quyết định chấp thuận từ Tòa Thánh. Tân Hồng y cho biết ông đón nhận biến cố này vì là con người của Giáo hội Công giáo và trong tinh thần Giáo hội Công giáo.[60] Một ngày sau khi tin tức thăng Hồng y cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn được công bố, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư chúc mừng, đại diện Hội đồng giám mục chúc mừng đến tân hồng y.[61]
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Chân Lý Á Châu được đăng tải vào ngày 5 tháng 1 năm 2015, Hồng y tân cử Nguyễn Văn Nhơn nhận định về vấn đề quan hệ Việt Nam và Vatican. Ông cho rằng hai phía đã có những nỗ lực rõ ràng nhằm giữ độ hiệu quả cho cuộc đối thoại và cuộc đối thoại cần "sự kiên nhẫn và sự chân thành". Đánh giá chung, Hồng y Nhơn cho rằng cuộc đối thoại trong tình trạng tích cực nhưng con đường đối thoại [giữa Tòa Thánh và Việt Nam] cần thêm thời gian.[62]
Ngày 3 tháng 2 năm 2015, đoàn đại diện Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam do ông Dương Ngọc Tấn, phó trưởng ban đến thăm và chúc Tết tại Tòa tổng giám mục Hà Nội nhân dịp Tết cổ truyền. Tiếp đoàn có Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và nhiều linh mục của Tổng giáo phận. Nhân dịp này, phái đoàn từ chính quyền cũng gửi lời chúc mừng việc Giáo hoàng đã bổ nhiệm Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn làm hồng y.[63][gc 5]
Nghi lễ trao tước vị và các lễ tạ ơn
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 12 và 13 tháng 2 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô tổ chức gặp gỡ với các tân Hồng y để nhằm chia sẻ với họ nhưng hướng đi và đề nghị cải tổ giáo triều Roma.[57] Lễ nhận mũ và nhẫn Hồng y diễn ra ngày 14 tháng 2 năm 2015, Nguyễn Văn Nhơn chính thức trở thành vị Hồng y người Việt Nam thứ 6.[64] Sau nghi lễ vinh thăng chính thức, thông qua các hình ảnh biểu tượng: nhận mũ, nhẫn hồng y và nhận tên nhà thờ hiệu tòa, tân Hồng y nhận lời mời của Hội Thừa Sai Paris (MEP) và có chuyến đi đến Paris, kéo dài từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 2 và chủ tế thánh lễ tạ ơn tại nhà nguyện Épiphanie của MEP vào ngày 22 tháng 2.[65]
Chiều ngày 25 tháng 2, tại Tòa Tổng giám mục Hà Nội, phái đoàn dẫn đầu do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam Phạm Dũng đã tới chúc mừng Tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đã được Giáo hoàng Phanxicô phong tước vị Hồng y vào ngày 14 tháng 2 tại Vatican.[gc 6] Đón tiếp có Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam cùng một số giám mục Giáo tỉnh Hà Nội[gc 7] và một số linh mục trong Tổng giáo phận.[gc 8][66] Cùng ngày, thay mặt Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đi thăm, chúc mừng năm mới Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, phái đoàn cũng được Hồng y Nhơn đón tiếp.[67]
Sau khi trở về Việt Nam, tân hồng y cử hành nhiều lễ tạ ơn tại nhiều nơi Nhà thờ chính toà Hà Nội (26 tháng 2), Tu viện Thánh Phaolô Thành Chartres tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (28 tháng 2) và Đan viện Cát Minh và Nhà thờ Chính toà Sài Gòn (1 tháng 3).[65]
Mục vụ trong cương vị Hồng y
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Hồng y Nguyễn Văn Nhơn được Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm thành viên của Bộ Truyền giáo và Hội đồng Toà thánh Công lý – Hòa Bình. Cùng được bổ nhiệm trong dịp này, có 14 tân Hồng y khác Bộ truyền giáo có khoảng 30 hồng y và 8 giám mục thành viên, nhóm đại hội 3 năm một lần, còn Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình có khoảng 10 hồng y, 8 giám mục và 10 giáo dân thành viên.[68] Nhân dịp 70 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân, một phái đoàn đại diện Tòa Tổng giám mục Hà Nội do Hồng y Nguyễn Văn Nhơn dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Công an Hà Nội. Nhân dịp này, Hồng y Nhơn cũng cảm ơn công an Hà Nội đã hỗ trợ đảm bảo an ninh cho các sinh hoạt tôn giáo.[69]
Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2015, Hồng y Nhơn cùng với Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc có chuyến công du Vatican nhằm tham gia phiên họp Đại hội Bộ truyền giáo lần thứ 19 với tư cách thành viên. Ngày 4 tháng 12, các thành viên Bộ tiếp kiến giáo hoàng.[70] Chính vì đang công tác, Hồng y Nguyễn Văn Nhơn không tham dự lễ tấn phong Tân giám mục Giáo phận Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị.[71] Ngày 6 tháng 12 năm 2015, lễ nhận nhà thờ tước hiệu của Hồng y Nguyễn Văn Nhơn diễn ra tại Nhà thờ San Tommaso Apostolo (Thánh Tôma Tông đồ). Đây là một giáo xứ cách trung tâm Roma khoảng 30 km, thành lập khoảng năm 1975 và nhà thờ khánh thành năm 2013. Trong phạm vi tôn giáo của giáo xứ có 20.000 dân cư thuộc hơn 6.000 gia đình. Lễ nhận nhà thờ hiệu tòa của Hồng y Nhơn được cử hành gần giờ trưa. Tiếp đón hồng y Việt Nam có linh mục chánh xứ Stefano Bianchini, hai linh mục phó, giáo dân và các học sinh. Đồng tế có Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và khoảng 50 linh mục tu sĩ Việt Nam.[72] Ngày 11 tháng 12 năm 2015, Hồng y Nhơn tham dự lễ Tấn phong Tân giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai do Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế.[73][74][gc 9]
Tháng 1 năm 2016, Hồng y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đến thăm Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam và ông này đã chủ sự Thánh lễ đại triều tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội, đồng tế với ông có đương kim Hồng y – Tổng giám mục Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn và vị phụ tá của giáo phận này Lôrensô Chu Văn Minh, cùng các Giám mục Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hoá, Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng, Tôma Vũ Đình Hiệu – Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu và Giám mục Giuse Nguyễn Năng – Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm.[78]
Tháng 1 năm 2018, phái đoàn Tòa Thánh sang thăm Việt Nam và làm việc với chính quyền. Trong nội dung thảo luận có đề cập đến việc chọn Tổng giám mục kế vị Hồng y Nguyễn Văn Nhơn khi hồng y này bước sang tuổi 80 vào đầu tháng 4 năm 2018. Phái đoàn cũng thảo luận về việc chọn giám mục mới cho hai giáo phận khác đang trống tòa là Giáo phận Phan Thiết và Giáo phận Thanh Hóa và Đặc phái viên kế vị Tổng giám mục Leopoldo Girelli.[79]
Ngày 1 tháng 4 năm 2018, Hồng y Nguyễn Văn Nhơn tròn 80 tuổi, do đó mất đi quyền bầu chọn giáo hoàng thông qua tham dự Mật nghị Hồng y.[80]
Trong kỳ Hội nghị thường niên lần II của Hội đồng Giám mục Việt Nam được tổ chức tại Giáo phận Mỹ Tho, ngày 27 tháng 9 năm 2018, Hồng y Nguyễn Văn Nhơn và Giám mục Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng cùng Tổng giám mục Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam Marek Zalewski đến viếng cố Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội.[81]
Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin từ nhiệm của Hồng y Nguyễn Văn Nhơn vì lý do tuổi tác, đồng thời chọn Giám mục Giáo phận Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Hà Nội.[5] Ngày 3 tháng 12 năm 2018, Hồng y Nhơn cử hành lễ kỷ niệm 27 năm tấn phong Giám mục, đồng thời cũng là lễ chia tay Tổng giáo phận.[82]
Hưu dưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]Trong lễ chấm dứt sứ vụ tại Tổng giáo phận Hà Nội, Hồng y Nguyễn Văn Nhơn cho biết ông sẽ hưu dưỡng theo 5 tiêu chuẩn: Khổ chế, cầu nguyện, khiêm nhường, đọc sách, và tham gia một chút vào việc phụng vụ.[82]
Trong buổi lễ nhận Tổng giáo phận Hà Nội của Tổng giám mục Kế vị Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có lời nhận xét về thời kỳ quản nhiệm của Hồng y Nhơn:[83] Đức Hồng y về nhận Giáo phận Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2010 trong một bối cảnh được cho rất hỗn loạn và phức tạp, nhiều người lúc đó đã dự đoán rằng nhiệm kỳ Tổng giám mục của Đức Hồng y sẽ là một nhiệm kỳ có nhiều gió chướng và mây đen. Nhưng thời gian qua đi đã chứng minh rằng những nhạy cảm dằn vặt ban đầu đã trôi vào dĩ vãng, dần dà nhường chỗ cho một Tổng giáo phận Hà Nội tuy có phần tĩnh lặng nhưng mãi đến nay vẫn rất yên hàn [..]. Sứ mệnh của Đức Hồng y giờ đây đã hoàn tất, nhiều người nghĩ rằng sau hồi chuông mãn nhiệm [...] Ngài hạ cánh an toàn và lên đường trở về Đà Lạt, [...] Đức Hồng y không về nghỉ hưu tại Đà Lạt, Đức hồng y đã công khai tuyên bố Ngài sẽ ở lại Hà Nội...Vậy là cuối cùng mọi người đã khám phá được tấm lòng sâu đậm của Đức Hồng y dành cho con cái Hà Nội.
Đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]Nhận định về việc Giám mục Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó, trả lời phỏng vấn của RFI, Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định:
“ | "Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam là bậc đáng kính, hoàn toàn xứng đáng với nhiệm vụ Tổng Giám mục".[84] | ” |
Trong lễ giới thiệu Tân Tổng giám mục Phó Nguyễn Văn Nhơn với cộng đoàn Tổng giáo phận Hà Nội năm 2010, Tổng giám mục Kiệt lại một lần nữa khẳng định:
“ | Được có ngài làm Phó đó là niềm vinh dự cho cá nhân tôi.[85] | ” |
Trong lễ kết thúc sứ vụ cai quản Tổng giáo phận Hà Nội, Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh đưa ra nhận định:[82]
“ | Ngài là một vị lãnh đạo có bản lĩnh kiên trung, người thầy đức tin trung thành. Ngài đã hoàn thành trách nhiệm của mình một cách giản dị, âm thầm. Điều nổi nhất nơi ngài là lòng nhân hậu. Ai ở gần ngài đều nhận thấy nơi ngài là người từ ái, khoan dung, không lên án những kẻ yếu đuối về thể lý cũng như tinh thần. Ngài không nỡ tắt tim đèn còn khói, bẻ gãy cây sậy đã dập. | ” |
Tông truyền
[sửa | sửa mã nguồn]Hồng y – Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được tấn phong năm 1991, dưới thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[16]
- Giám mục Chủ phong: Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm.
- Hai giám mục Phụ phong: Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang và giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
Hồng y – Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn là giám mục Chủ phong giám mục cho các giám mục:[16]
- Năm 2008, giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, hiện là nguyên giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh.
- Năm 2010, giám mục Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, hiện đang là giám mục chính tòa Giáo phận Quy Nhơn.
Hồng y – Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn là giám mục Phụ phong cho các giám mục:[16]
- Năm 1997, giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nho, cố giám mục Phó Giáo phận Nha Trang.
- Năm 1999, giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, cố Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2001, giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cố giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
- Năm 2005, giám mục Giuse Võ Đức Minh, hiện là nguyên giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang.
Dưới đây là sơ đồ tính Tông truyền từ giám mục Việt Nam đầu tiên được giám mục ngoại quốc chủ phong cho đến đời Hồng y Nguyễn Văn Nhơn.[16]
Tông truyền, từ thời Giáo sĩ Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tóm tắt chức vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Vài ngày trước khi buổi lễ chào đón tân Phó Tổng giám mục giáo phận Hà Nội diễn ra, nhiều quy định lạ được đưa ra: giáo dân không nên phát ngôn hay có hành động nào gây bất ổn trong buổi lễ, giáo dân không được mang bất cứ vật gì ngoài kinh sách hay vật thờ phụng. Giáo dân không nên gây ồn ào hay có bất cứ cử chỉ nào khiến buổi lễ gián đoạn... đây là những quy định mà hàng trăm năm lịch sử của giáo hội công giáo Việt Nam chưa bao giờ gặp phải. Giáo dân có mặt tại khuôn viên nhà thờ chính tòa Hà Nội rất sớm. Từng nhóm nhỏ tập trung với nhau và không khí chung rất khác xa các buổi lễ trọng thể. Anh Nguyễn Hữu Vinh, cho biết khung cảnh trước nhà thờ như sau:[48]
- Có một số giáo dân tập trung nhiều Băng rôn khẩu hiệu hình ảnh đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt...nói chung rất trật tự thôi mặc dù có luộm thuộm một chút khi người ta thu một số băng rôn hay ảnh..cãi cọ nhau tí chút không có vấn đề gì...
- ^ gồm các Giám mục của các giáo phận như Thanh Hóa, Phát Diệm, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hóa, Lạng Sơn (trừ Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đang chuẩn bị cho lễ kim khánh linh mục).
- ^ Anh Hữu Vinh nhận xét không khí chung của giáo dân như sau:[48]
- Hôm nay có nhiều giám mục đến dự ngoài ra thì linh mục đoàn cũng khá đông. Thánh lễ rất nghiêm túc nhưng ở ngoài thì người ta căng nhiều băng rôn khẩu hiệu. Tinh thần giáo dân thì tôi cho là xúc động.
- ^ Trong số các Tân hồng y, ở châu Á, ngoài Tân Hồng y Nguyễn Văn Nhơn còn có các Hồng y của Myanma và Thái Lan, đó là Hồng y Charles Maung Bo, S.D.B., Tổng Giám mục Tổng giáo phận Yangon, Myanmar và Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij, Tổng Giám mục Bangkok, Thái Lan.[58]
- ^ Ngoài đến thăm tại Tòa Tổng giám mục, phái đoàn Ban Tôn giáo còn đến thăm và chúc tết giám mục Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh.[63]
- ^ Cùng đến chúc mừng có ông Dương Ngọc Tấn, phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội.
- ^ Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt Giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh, Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa, Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên - Giáo phận Hải Phòng; Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân của Giáo phận Lạng Sơn và Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội Lôrensô Chu Văn Minh.
- ^ Ông Phạm Dũng đánh giá cao những kết quả đạt được của đồng bào Công giáo Việt Nam nói chung và Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời gian qua, ông cũng chúc sức khỏe đến Hồng y, linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân trong Tổng giáo phận. Thay mặt chức sắc, giáo dân Công giáo Tổng giáo phận, Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cảm ơn ông Phạm Dũng, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn tới Vatican và các hoạt động tôn giáo khác trên địa bàn. Hồng y khẳng định, sẽ cùng với linh mục, tu sĩ và giáo dân phát huy truyền thống bác ái của người Công giáo, xây dựng và phát triển giáo hội và đất nước.
- ^ Ngày 23 tháng 12 năm 2015, ông đón ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chúc Hồng y Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, cùng các linh mục chức sắc một mùa Giáng sinh tươi đẹp, an lành và hạnh phúc.[75] Hai ngày sau, ông dâng Lễ Giáng sinh đồng tế cùng Giám mục Phụ tá Lôrensô Minh và các linh mục chủng viện cũng như trong giáo hạt chính toà. Ông gửi tới cộng đoàn lời cầu chúc Giáng sinh an lành và mời gọi cộng đoàn phụng vụ đi sâu vào việc suy niệm Mầu nhiệm Nhập thể.[76] Nhân dịp đầu năm Dương lịch, ngày 1 tháng 1 năm 2016, ông dâng lễ đồng tế lễ Đức Mẹ Hoà Bình, đồng tế với ông có Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh và các linh mục trong giáo phận.[77]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Archbishop Pierre Nguyên Văn Nhon”. Union of Catholic Asian News (UCAN). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Việc bổ nhiệm Tổng giám mục phó Hà Nội tiếp tục gây nhiều tranh cãi”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI). Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập 7 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Metropolitan Archbishops Receiving The Pallium On The Solemnity Of The Holy Apostles Peter And Paul”. Thánh bộ Truyền Thông Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ a b “ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b c d “Vài nét về Đức Tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn”. Conggiao.info. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2016. Truy cập Ngày 3 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b c d e f “Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Nguyên Giám mục Giáo phận Dalat - 1991 - 2010”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ Cẩm nang Năm Thánh 2020 Tổng giáo phận Huế, trang 71.
- ^ “The Cardinals of the Holy Roman Church”. FIU. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ a b c d e “Chân Dung Vị Mục Tử – Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám Mục Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. 12 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2024. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
- ^ a b “'Take Courage and Go Out to the Poor,' Archbishop Peter Nguyen Van Nhon; Hanoi, Vietnam”. The American Magazines. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b “Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trả lời phỏng vấn America Magazine: "Hãy mạnh dạn lên đường đến với người nghèo"”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Lễ an táng chị của Đức Hồng y là nữ tu Marie Thánh Thể Nguyễn Thị Thọ”. Giáo hạt Phú Thọ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “"EX-LURO!"”. Cựu Chủng sinh Tiểu chủng viện Sài Gòn. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ Kỷ yếu Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn 150 năm, trang 36-38.
- ^ a b c d e f g h “Pierre Cardinal Nguyên Văn Nhon - Archbishop of Hà Nội, Viet Nam - Cardinal-Priest of San Tommaso Apostolo”. Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
- ^ a b “Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 6 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Đức Tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn viếng thăm Giáo phận Nha Trang”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Da Lat Pastoral Centre inaugurated”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Diocese of Đà Lat, Vietnam”. GCatholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Hình ảnh Gm Nguyễn Văn Nhơn”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Chúc Mừng Tân Giám mục chính tòa Mỹ Tho Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Hoa Kỳ, từ 26/6 đến 15/8/2000”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ a b “Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội Việt Nam Kêu Gọi Các Kitô Hữu Cứu Trợ Các Nạn Nhân Bão Lụt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Cùng Với Đức Mẹ, Đi Thăm Nạn Nhân Lũ Lụt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Thư kêu gọi của Tòa Giám mục Đàlạt về việc cứu trợ lũ lụt tai Việt Nam”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Vài Hình Ảnh Lũ Lụt Tại Mỹ Tho”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Thư Mục Vụ của Đức Giám mục Địa Phận Đà Lạt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Ngày Năm Thánh của Giáo phận Đàlạt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 20 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức Cha Phêrô đi thăm viếng dịp Tết Tân Tî 2001”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Người Phải Lớn Lên Còn Tôi Phải Nhỏ Lại”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức Tân Giám Mục Giuse Hoàng Đình Tiệm Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Tại Nhà Thờ Chính Tòa Đalạt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Hđgm Việt Nam Với ĐTC Gioan-Phaolô Ii - Ad Limina 14-23/01/2002”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức Giám mục Đã Trở Về Giáo Phận Sau Chuyến Đi Ad Limina”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức Cha Phêrô Làm Phép Nhà Hài Cốt Tại Nhà Thờ Chính Tòa Đalạt (16.02.2002)”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận Đã Được Chúa Gọi Về Ngày 16-9-2002 1928 - 2002”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Thánh Lễ Tưởng Nhớ Và Cầu Nguyện Cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đalạt”. Simon Hòa Đà Lạt-Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Đức cha Giuse Võ Đức Minh, vị Giám mục thứ tư của Giáo phận Nha Trang”. Giáo phận Nha Trang. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Viet cardinal scolds media for twisting prelate's words”. Catholic Culture. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 17 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam gởi Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 13 tháng 7 năm 2017.
- ^ “Tu sĩ Ngô Quang Kiệt sau một năm từ chức”. Sai Gon Echo. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 7 năm 2017.
- ^ a b “Văn thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội về sự việc Tòa Khâm Sứ Và Giáo xứ Thái Hà”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2017.
- ^ a b “Bishops Send Government Views On Sensitive Issues”. Union of Catholic Asian News (UCAN). Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Tổng giáo phận Sài Gòn có tân Tổng giám mục”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Nguyên Tổng Giám mục chính tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: "Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim Chủ tịch HĐGMVN là bậc đáng kính hoàn toàn xứng đáng nhiệm vụ Tổng giám mục"”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Lê Danh (6 tháng 5 năm 2010). “Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã tới Hà Nội”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập Ngày 31 tháng 3 năm 2024.
- ^ a b c d e f “Quang cảnh tương phản trong Lễ chào đón Tổng Giám mục phó Hà Nội”. Đài Á Châu Tự Do (RFA). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Giáo hoàng nhận đơn từ chức của TGM Kiệt”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt từ nhiệm, rời Việt Nam”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Giáo hoàng nhận đơn từ chức của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
- ^ “57-year-old Hanoi archbishop resigns”. Ncronline.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Đức Giáo hoàng bổ nhiệm Tổng Giám mục phó Hà Nội”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015..
- ^ “Chính quyền tạo áp lực với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt”. Đài Á Châu Tự Do (RFA). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Vatican ép TGM Ngô Quang Kiệt từ chức”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Lời từ biệt của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015.
- ^ a b “Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 3 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Giáo hoàng bổ nhiệm một tân Hồng y VN”. BBC Tiếng Việt. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Tòa Tổng Giám mục Hà Nội Thông báo Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được vinh thăng Hồng Y”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trả lời phỏng vấn America Magazine: "Hãy mạnh dạn lên đường đến với người nghèo"”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Thư chúc mừng Đức Tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “New Cardinal Says Church Has 'Lot to do' in Vietnam”. Đài Á Châu Tự Do (RFA). Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b “Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm và chúc Tết tại Tòa Tổng Giáo phận Hà Nội”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 31 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Pope Francis names 20 new cardinals”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ a b “Đức Tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn dâng Thánh lễ tạ ơn tại Dòng Thánh Phaolô”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Tân Hồng y Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Lãnh đạo Hà Nội mừng năm mới Hồng y Nguyễn Văn Nhơn”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2015. Truy cập Ngày 3 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Đức Hồng y Nguyễn Văn Nhơn thành viên Bộ Truyền giáo”. Đài phát thanh Vatican. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Tòa Tổng Giám mục Hà Nội chúc mừng Công an Thủ đô”. An ninh Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập Ngày 3 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Hai Giám mục Việt Nam dự Đại hội thứ 19 của Bộ Truyền giáo”. Conggiao.info. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Hình Ảnh Thánh Lễ Tấn Phong Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị – Giám Mục Giáo Phận Kon Tum”. Saigonplanner. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2016. Truy cập 3 tháng 12 năm 2015.
- ^ Trần Đức Anh. “Đức Hồng y Nguyễn Văn Nhơn nhận nhà thờ hiệu tòa”. Đài phát thanh Vatican. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập Ngày 7 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Hình ảnh lễ Tấn phong Đức Giám mục Phêrô Huỳnh Văn Hai”. Công giáo và Dân tộc. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Thánh lễ tấn phong Tân Giám mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Vĩnh Long”. Tin vui. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập Ngày 19 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Thường trực Ban Bí thư chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Thánh lễ đại triều mừng đại lễ Giáng Sinh 2015 tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2016.[liên kết hỏng]
- ^ “Thánh lễ đại triều cầu cho hòa bình trong ngày đầu năm mới 2016 tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Đức Hồng y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức chủ sự Thánh lễ đại triều tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Phái đoàn của Vatican sang thăm Việt Nam”. Union of Catholic Asian News (UCAN). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nominations and Resignations in a.d. 2018”. GCatholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Diễn từ chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski của Chủ tịch HĐGM VN”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 8 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b c “Đức Hồng y Phê-rô dâng Thánh lễ tạ ơn, kết thúc sứ vụ mục tử”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên chính thức nhận sứ vụ mục tử tại Tổng Giáo phận Hà Nội”. YouTube Tổng giáo phận Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Đức Giáo hoàng bổ nhiệm Tổng Giám mục phó Hà Nội”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn khai mạc sứ vụ Tổng giám mục phó TGP Hà Nội”. Conggiáo.info. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập Ngày 2 tháng 1 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Archbishop Pierre Nguyên Van Nhon Lưu trữ 2019-06-12 tại Wayback Machine
- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận Hà Nội Lưu trữ 2010-01-10 tại Wayback Machine
- Coadjutor archbishop named for Hanoi Lưu trữ 2013-05-21 tại Wayback Machine
- La voie de la patience Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine, 30giorni.it
- Năm Thánh 2010 - Sám hối, hòa giải và hi vọng Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine.
- Bài Giảng Mở Đầu Mùa Chay Của Đc Phêrô Cho Giới Trẻ Giáo Hạt Đalat 2001
- Bài Giảng Của Đức Giám Mục Giáo Phận Ngày Lễ Tro Khai Mạc Mùa Chay Thánh 2001 Tại Giáo Xứ Chính Tòa Đalạt
- Bài Giảng Vọng Phục Sinh Của Đức Cha Phêrô 2001
- Mầu Nhiệm Thánh Thể - Bài Giảng Của Đức Cha Phêrô Với Giới Trẻ Hạt Đalạt Trong Thánh Lễ Thứ Sáu Đầu Tháng (04.5.2001)
- Hãy Rao Giảng Bằng Đời Sống
- Sứ Mạng Của Người Kitô-Hữu
- Yêu Thương Và Tha Thứ Theo Gương Đức Maria.
- Kỷ niệm Thời Chủng viện
- Hanoi archbishop protests convent demolition, UCAN.
- New Vietnam cardinal to face many challenges, UCAN.