Bước tới nội dung

Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ
Đô đốc đương nhiệm Christopher W. Grady, USN kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021
Đô đốc đương nhiệm Christopher W. Grady, USN kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021

Đương nhiệm:
Đô đốc Christopher W. Grady

USN
Từ ngày 20 tháng 12 năm 2021

Người đầu tiên Robert T. Herres
Được lập 06 tháng 02, 1987
Website: Website chính thức

Phù hiệu Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ

Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Vice Chairman of the Joint Chiefs of Staff) theo luật là sĩ quan cao cấp thứ 2 trong Quân đội Hoa Kỳ [1], chỉ đứng dưới cấp Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ. Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đứng trên cấp tất cả các sĩ quan lãnh đạo của các quân chủng trong Quân đội Hoa Kỳ nhưng không có thực quyền tư lệnh đối với họ và các quân chủng của họ[1]. Chức vụ này được lập ra theo Đạo luật Goldwater-Nichols năm 1986 để giảm bớt trách nhiệm cho Tổng tham mưu trưởng Liên quân. Khi Tổng tham mưu trưởng Liên quân vắng mặt thì Phó Tổng tham mưu trưởng chủ trì các cuộc họp của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ và những nhiệm vụ khác được nói trong Mục 153, Điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ cũng như có thể thực thi những nhiệm vụ khác mà Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ giao phó[1].

Tuy đây là chức vụ rất quan trọng nhưng, giống như chức vụ Tổng tham mưu trưởng Liên quân, chức vụ này không có thực quyền tư lệnh nào đối với các lực lượng tác chiến. Thứ tự chỉ huy đi từ Tổng thống Hoa Kỳ đến Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ rồi trực tiếp đến các tư lệnh các bộ tư lệnh tác chiến thống nhất[2]. Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử và phải được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận với tỉ lệ đa số phiếu thuận mới được bổ nhiệm. Theo luật, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân được bổ nhiệm với cấp bậc đại tướng hay đô đốc 4-sao [1].

Nền cờ của Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân là màu trắng có một dãy xanh biển nằm theo đường chéo từ phần trên phía cán cờ chạy dài xuống phần bay phía dưới cờ. Trung tâm cờ là một đại bàng Mỹ, hai cánh dang rộng. Móng vuốt của đại bàng kẹp ba mũi tên chéo nhau. Một tấm khiên có phần chính màu xanh biển và 13 sọc trắng đỏ nằm trên ức đại bàng. Nằm theo đường chéo từ phần bay phía trên chạy xuống phần cán phía dưới là bốn ngôi sao 5-cánh, màu xanh biển trên nền trắng, hai ngôi phía trên đại bàng và hai phía dưới.[3]

Danh sách theo thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Tên Hình Quân chủng Nhậm chức Rời chức
1. Đại tướng Robert T. Herres Không quân 06/02/1987 28/02/1990
2. Đô đốc David E. Jeremiah** Hải quân 01/03/1990 28/02/1994
3. Đô đốc William "Bill" Owens Hải quân 01/03/1994 27/02/1996
4. Đại tướng Joseph Ralston Không quân 01/03/1996 29/02/2000
5. Đại tướng Richard Myers* Không quân 29/02/2000 01/10/2001
6. Đại tướng Peter Pace* Thủy quân lục chiến 01/10/2001 12/08/2005
7. Đô đốc Edmund Giambastiani Hải quân 12/08/2005 27/07/2007
8. Đại tướng James E. Cartwright Thủy quân lục chiến 2/9/2007 30/5/2011
9. Đô đốc James A. Winnefeld, Jr Hải quân 30/5/2011 31/7/2015
10. Đại tướng Paul J. Selva Không quân 31/7/2015 31/7/2019
11. Đại tướng John E. Hyten
Không quân 21/11/2019 19/11/2021
12. Đô đốc Christopher W. Grady
Hải quân 20/12/2021 Đương nhiệm
  • * - Sau đó phục vụ trong vai trò Tổng tham mưu trưởng Liên quân
  • ** - Phục vụ trong vai trò Quyền Tổng tham mưu trưởng Liên quân

Số Phó tổng tham mưu trưởng theo từng quân chủng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Không quân - 5
  • Lục quân - không có
  • Thủy quân lục chiến - 2
  • Hải quân - 5
  1. ^ a b c d [1] 10 USC 154. Vice Chairman
  2. ^ [2] 10 USC 162. Combatant commands: assigned forces; chain of command
  3. ^ Army Regulation 840-10, paragraph 3-14 (2 Apr. 1992).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]