Phù Dư (nước)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phù Dư
Thế kỷ 2 TCN–494 CN
Bản đồ Phù Dư (thế kỷ thứ 3)
Bản đồ Phù Dư (thế kỷ thứ 3)
Thủ đôPhù Dư
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Phù Dư
Tôn giáo chính
Shaman giáo, Phật giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ
• ?–?
Giải Mộ Sấu?
• 86-48 TCN
Giải Phu Lũ
• ?–494 CN
Sàn (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳCổ đại
• Thành lập
Thế kỷ 2 TCN
• Giải thể
494 CN
Kế tục
Cao Câu Ly
Bách Tế
Hiện nay là một phần của Trung Quốc
Buyeo
Tên tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Buyeo (Bu-Ô) hay Phù Dư là một vương quốc cổ của người Triều Tiên tồn tại từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến năm 494 ở miền Bắc bán đảo Triều Tiên và miền Nam Mãn Châu ngày nay. Năm 86 TCN, Dongbuyeo (Đông Phù Dư) được tách riêng ra khỏi Buyeo. Trước đó Buyeo cũ được gọi là Bukbuyeo (Bắc Phù Dư), và được đổi thành Jolbon.

Baekje vào năm 538 tự đổi tên thành Nambuyeo (Nam Phù Dư).

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng năm 238 TCN đến năm 494 CN, người Phù Dư này đã xây dựng được những nhà nước của mình ở vùng Mãn Châu. Nước này rộng khoảng 2 ngàn dặm (mỗi dặm thời Tam Quốc khoảng 450 m), ở phía Bắc Vạn Lý Trường Thành, giáp với Cao Câu Ly ở phía Nam, Tiên Ti ở phía Tây, Ấp Lâu ở phía Đông.

Theo sử liệu Trung Quốc, người Phù Dư là dân tộc du mục, tính cách hòa bình, chân thành, thích ca múa uống rượu. Nước của người Phù Dư nằm trong quận Huyền Thố (Hyeon-To) thời Tiền Hán. Đến thời Tam Quốc thì thuộc khu vực cai trị của họ Công Tôn (Liêu Đông). Nước này sau đó bị người Tiên Ti tấn công, rồi bị diệt vong bởi tay người Vật Cát. Tuy nhiên, Bắc Phù Dư với tên gọi Đậu Mạc Lâu Quốc vẫn còn tồn tại đến tận thời Đường. Theo Nguỵ thư, tiếng của người Đậu Mạc Lâu Quốc không giống tiếng của người Vật Cát, mà giống tiếng của người Khiết Đan.

Nếu xét tộc người Phù Dư theo nghĩa rộng bao gồm cả người Ốc Trở, Uế, Cao Câu Ly, thì lãnh địa của người Phù Dư không chỉ giới hạn ở Mãn Châu mà còn vươn tới vùng Tây Bắc bán đảo Triều Tiên. Bách Tế cũng có thể là một quốc gia của người Phù Dư. Năm 538, Bách Tế sau khi dời đô đã đổi quốc hiệu thành Nam Phù Dư. Các vua của Bách Tế cũng mang họ của người Phù Dư.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]