Phú Đôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Phú Đôn
Biệt danhĐôn đanh đá
Đôn khoai ngứa
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lại Phú Đôn
Ngày sinh
8 tháng 3, 1960 (64 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Bố mẹ
Lại Phú Cường
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1995 - nay
Vai diễnXuân Cồ trong Loạt phim về Xuân Cồ
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1980 - 2020
Đào tạoNhà hát Kịch Việt Nam
Quản lýNhà hát Kịch Việt Nam
Vai diễnThình trong Bệnh sĩ

Phú Đôn là nam diễn viên kịch nói và truyền hình Việt Nam, ông nổi tiếng với những vai nông dân khắc khổ, cán bộ địa phương nguyên tắc. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) năm 2019.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phú Đôn tên đầy đủ là Lại Phú Đôn, sinh ngày 8 tháng 3 năm 1960 tại Hà Nội, là con út trong gia đình 8 người con. Bố ông là NSƯT Lại Phú Cương, nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ông từng học tại trường Trung học Phổ thông Chu Văn An, sau này ông thi vào hai ngành Công anKịch nói.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn nhỏ Phú Đôn từng đóng 2 vở kịch nói ở Nhà hát Kịch Việt Nam là Hoa pháoBúp trên cành,[1] học xong Trung học, khi chuẩn bị nộp hồ sơ thi vào ngành Công an thì ông được biết Nhà hát kịch Việt Nam tuyển lớp đào tạo diễn viên trẻ. Thế là Phú Đôn đăng ký dự tuyển và trở thành diễn viên khóa đầu tiên của Nhà hát cùng với các nghệ sĩ như Lan Hương, Đỗ Kỷ, Trọng Trinh.[2][3] Vở diễn đầu tiên mà ông đóng, chính là tác phẩm tốt nghiệp Người đá lạc đội hình do NSND Doãn Hoàng Giang dựng. Phú Đôn khi đó 22 tuổi, hóa thân nhân vật phản diện gần 60 tuổi, vai diễn giúp ông đạt điểm cao, nhận nhiều lời khen của thầy cô, bạn học, mở ra sự nghiệp diễn xuất.[4] Ông hoạt động tại Nhà hát cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 5 năm 2020.

Năm 2019, nghệ sĩ Phú Đôn được nhận danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, sau nhiều đợt liên tiếp ông chủ động không nộp hồ sơ xét duyệt.[5]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 - năm 2004, Phú Đôn kết hôn với Đặng Hồng Vân, một người rất hâm mộ ông, lúc này ông 44 tuổi. Họ có một con trai và con gái.[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Ghi chú Nguồn
1995 Huyền thoại vườn vải Nguyễn Khải Hưng VTV1 Điện ảnh truyền hình
1996 Ảo ảnh trắng Nguyễn Khải Hưng - Đặng Lưu Việt Bảo Phim ngắn tập
Giấc mơ hoa Nguyễn Anh Thái H1 Điện ảnh truyền hình
1997 Bên kia sông Quang Cao Mạnh
1998 Sa ngã Nguyễn Anh Dũng VTV3
Bỏ vợ Bùi Thạc Chuyên
1999 Lên giời Phạm Thanh Phong
Đội đặc nhiệm nhà C21 Thầy dạy nhạc Vũ Hồng Sơn Phim ngắn tập
Phóng sinh Mạc Văn Chung Điện ảnh truyền hình
2000 Xuân Cồ nhà bình luận thể thao Xuân Cồ Trần Quốc Trọng
Làm mẹ Bùi Đôn Minh VTV1 Phim ngắn tập
Câu chuyện tác thành VTV3 Điện ảnh truyền hình
Hát mãi khúc quân hành Đặng Tất Bình, Phi Tiến Sơn
Đồng quê xào xạc Phim ngắn tập
2001 Tivi về làng Đặng Tất Bình VTV1 Điện ảnh truyền hình
Nhớ quê Cao Mạnh H1
Kẻ không cầu may Ông Trương Bạch Diệp VTV3 Phim ngắn tập
2002 Mừng tuổi Trọng Trinh VTV1 Điện ảnh truyền hình
Sang sông Tuy
Mùa cưới Đỗ Minh Tuấn VTV3
Viết tiếp trang gia phả Lê Công Hội
Bác cả người sung sướng Trần Lực Phim ngắn tập
Đất và người Chu Văn Quàng Nguyễn Hữu Phần - Phạm Thanh Phong VTV1 Phim dài tập
2003 Xuân Cồ nhà hòa giải Xuân Cồ Vũ Minh Trí Điện ảnh truyền hình
Hến ơi là hến Mạc Văn Chung VTV3
Em ở nơi nao Nguyễn Long Khánh
Ảo vọng xe hơi Nguyễn Hữu Phần
SEA Games của Xuân Cồ Xuân Cồ Vũ Minh Trí VTV1
2004 Thế mới là cuộc đời Trọng Trinh
Bảy ngày làm vợ Quảng Hữu Mười - Phạm Quang Xuân VTV3
Vẫn còn đó tình yêu Bác sĩ Hùng Trần Lực
2005 Vượt qua thử thách Phi Tiến Sơn - Nguyễn Hữu Luyện - Trịnh Lê Phong Phim dài tập
Đi tua thời hiện đại Vũ Hồng Sơn Điện ảnh truyền hình
Xóm gà trống Nguyễn Danh Sơn
2006 Xuân Cồ: Nhà thương thuyết Xuân Cồ Vũ Minh Trí
Chuyện ở tỉnh lẻ Đỗ Chí Hướng - Hoàng Lâm VTV1 Phim dài tập
2007 Những kẻ háo ngọt Vũ Hồng Sơn Điện ảnh truyền hình
2008 Đầu bếp và đại gia Trịnh Lê Phong VTV3
2010 Thời khắc may mắn Trần Lực VTV1
2011 C13 đón tết Đào Duy Phúc VTV3 Phim ngắn tập
Huyền sử thiên đô Đỗ Bàn Đặng Tất Bình, Phạm Thanh Phong, Nguyễn Thế Vinh, Phạm Duy Thanh Phim dài tập
2012 Tết siêu tiết kiệm Nguyễn Mạnh Hà VTV1 Phim ngắn tập
Ông tơ hai phẩy Ông Chính Nguyễn Danh Dũng Phim dài tập
2013 Trò đời Phó Lý Phạm Nhuệ Giang
Trái tim kiêu hãnh Nguyễn Quốc Tuấn VTV6
2014 Bão qua làng Tường Trần Quốc Trọng - Lê Mạnh VTV1
2016 Gia phả của đất Thiển Trần Quốc Trọng
Hợp đồng hôn nhân Ông Nghĩa Nguyễn Khải Hưng
Giọt nước mắt muộn màng Ông Đôn Nguyễn Danh Dũng VTV3
2019 Nàng dâu order Ông Tú Bùi Quốc Việt
Hoa hồng trên ngực trái Ông Đại Vũ Trường Khoa
Vương tơ Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Anh Tuấn VOV VTC1 Phim ngắn tập
2020 Trở về giữa yêu thương Ông Hùng Trịnh Lê Phong VTV1 Phim dài tập
2021 Cây táo nở hoa Chú của Ngọc Võ Thạch Thảo HTV2
2022 Đấu trí Ông Vinh Nguyễn Danh Dũng VTV1
2023 Không ngại cưới, chỉ cần một lý do Cụ Mão Bùi Quốc Việt VTV3
Tết Ở Làng Địa Ngục Lão ăn mày Trần Hữu Tấn K+, Netflix

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1996 Hai Bình làm thủy điện Tư rận Trần Lực
1997 Những người thợ xẻ Chính Vương Đức
2007 Khi nắng thu về Tài xế Taxi Bùi Trung Hải
2009 Chơi vơi Bùi Thạc Chuyên
2015 Ma rừng Vi Văn Lay Đào Duy Phúc Điện ảnh Công an nhân dân sản xuất Phim cuối tuần VTV1

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra Tác phẩm Vai diễn Ghi chú
2000-2006 Gặp nhau cuối tuần
2003- Táo Quân VTV Tiên nam, Thiên Lôi
2012 Thị hến kén chồng Thầy Đề
2017 Táo Quân VTC Nam Tào
Nhà hát Kịch Hà Nội Bệnh sĩ Thình Hơn 300 suất diễn
Nghêu Sò Ốc Hến (Đàm Vĩnh) Nghêu
Những chấn động còn lại Ông Bính
Dũng sĩ Sờn - Rách (Sờn Zách) Quá "quắt"
Hồn Trương Ba da hàng thịt Đế Thích
Dư chấn Bình

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2010, Huy chương bạc - Liên hoan nghệ thuật Sân Khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân" lần 2
    • Ông Đăng - Tình quân
  • 2013, Giải bạc - Liên hoan các vở diễn của tác giả "Lưu Quang Vũ"
  • 2015, Huy chương bạc - Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc
    • Thình - Bệnh sĩ
  • 2015, Huy chương bạc - Liên hoan nghệ thuật Sân Khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân" lần 3
    • Ông Bình - Dư chấn

Giải thưởng cho tập thể[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia cùng Nhà hát Kịch

Năm tổ chức Sự kiện Kết quả Vở diễn Vai diễn Ghi chú
1995 Giải C Khúc đoạn trường Quan viên / Ăn mày /
Giải thưởng tác phẩm Sân Khấu 1994 Giải B Trần Thủ Độ Lính
1996 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc Huy chương Vàng
1997 Giải thưởng tác phẩm Sân Khấu 1997 Giải B Đôi mắt Hợp
2003 Giải thưởng tác phẩm Sân Khấu 2003 Giải B Đi tìm điều không mất Lái xe Thành
2014 Liên hoan sân khấu Trung Quốc - Asean lần 2 Giải xuất sắc Chuyện chàng dũng sĩ Cây già Tương đương Huy chương vàng
2015 Liên hoan nghệ thuật Sân Khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân" lần 3 Huy chương Vàng Dư chấn Bình
2016 Giải thưởng vở diễn sân khấu 2015 Giải A
2017 Giải thưởng vở diễn sân khấu 2016 Giải A Kiều Gã bán tơ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sự thật chưa biết về nam diễn viên có "gương mặt đau khổ". Báo điện tử Tiền Phong. 3 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b “NSƯT Phú Đôn: Khắc khổ là thương hiệu, 'trói đời' rất muộn bên vợ kém 25 tuổi”. Báo điện tử Tiền Phong. 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ News, VietNamNet. “NSƯT Phú Đôn xúc động ngày chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam”. VietNamNet. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Nghệ sĩ Phú Đôn 42 năm bám trụ với nghề”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Phú Đôn: 'Tôi chưa xin danh hiệu NSƯT dù đủ điều kiện'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.