Phương Liệt
Phương Liệt
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Hành chính | |||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Thành phố | Hà Nội | ||
Quận | Thanh Xuân | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°59′31″B 105°50′9″Đ / 20,99194°B 105,83583°ĐTọa độ: 20°59′31″B 105°50′9″Đ / 20,99194°B 105,83583°Đ | |||
Diện tích | 1,03 km² | ||
| |||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 17.129 người | ||
Mật độ | 16.630 người/km² | ||
Dân tộc | Hầu hết là Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 00358[1] | ||
Phương Liệt là một phường thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Phường Phương Liệt có địa giới hành chính:
- Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng
- Phía tây giáp phường Khương Mai
- Phía nam giáp quận Hoàng Mai
- Phía bắc giáp quận Đống Đa.
Phường Phương Liệt có diện tích 1,03 km², dân số năm 1999 là 17.129 người, mật độ dân số đạt 16.630 người/km².
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trước đây, Phương Liệt là một phường thuộc quận Đống Đa. Từ ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân.[2]
Di tích[sửa | sửa mã nguồn]
Đình Phương Liệt[sửa | sửa mã nguồn]
Đình Phương Liệt được xây dựng trong quần thể di tích gồm đình, chùa, miếu. Đình nằm liền kề khu dân cư, nhìn theo hướng Đông - Nam. Vào thời nhà Đinh, có gia đình ông họ Phạm và bà họ Trương ở làng Yến Vĩ huyện Hoà An phủ Ứng Thiên đến cầu tự ở động Hương Tích, Thời gian sau, Bà sinh liền ba con trai: Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành. Ba anh em lớn lên theo giúp Đinh Tiên Hoàng và lập được nhiều công lớn. Khi ba ông mất đều được phong phúc thần, riêng người anh cả được phong là Tích Lịch đại vương và được thờ cùng thần Cao Sơn ở đình Phương Liệt.
Theo thần tích Đình Lập Bái là di tích lịch sử văn hóa có từ thời nhà Đinh ở xã Kim Chung, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thì Phạm Trù quê ở trang Yến Vĩ, động Hương Tích, huyện Hoài An (sau đổi là Ứng Hoà), đạo Sơn Nam. Là người có chí lớn, hiềm vì vợ chết sớm, một mình gà trống nuôi ba con trai thơ dại (Tích Công, Thánh Công, Thành Công), lại bị sức ép của bọn trộm cướp ở địa phương - Phan Công Tề. Thấy Phạm là người trí dũng, bọn chúng buông lời dụ dỗ. Phạm quyết không theo, đành dắt díu đàn con đến trang Cổ Tiết (tên cũ của Cổ Bái) mở trường dạy học. Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu dựng nghiệp phải thân chinh cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú đánh đường tìm đến tận nơi đón bốn cha con họ Phạm. Phạm Trù cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú trở thành bộ tứ mưu thần (rồng thao hổ lược). Ba người con tài ba của Phạm Trù đều được vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng cho làm Thượng đẳng Phúc thần: Đệ nhất Tích Linh Đại Vương, Đệ nhị Thánh Đậu Đại Vương, Đệ tam Lê Hạnh Thành Đại Vương, Đương cảnh Thành hoàng Thánh bái Chân Giang Đại Vương.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội”. Chú thích có tham số trống không rõ:
|dead-url=
(trợ giúp)