Phạm Đức Thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Đức Thành
Thông tin nghệ sĩ
Sinh1956 (67–68 tuổi)
Gia Phú, Gia Viễn, Ninh Bình
Thể loạiÂm nhạc truyền thống
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Nhạc cụ
Năm hoạt động1974–nay
Hãng đĩaThúy Nga

Phạm Đức Thành (sinh năm 1956), là một nghệ sĩ đàn bầu người Canada gốc Việt. Ông được biết đến qua việc phát triển và gìn giữ âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nước ngoài.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Đức Thành sinh ra và lớn lên tại xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.[1] Ông được sinh trong gia đình có hầu hết các thành viên đều theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật dân tộc. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ khi lên 4 tuổi qua việc chơi trống chèo, 5 tuổi chơi đàn Mandolin, 6 tuổi biết chơi đàn bầu, đàn nhị.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1974, Phạm Đức Thành được mời làm việc tại Nhà hát Chèo Việt Nam và trở thành nhạc công đàn bầu chính thức của nhà hát này.[2] Năm 1978, chỉ sau 4 năm hoạt động, ông là nghệ sĩ đàn bầu sân khấu chèo duy nhất tham dự Nhạc hội đàn bầu toàn quốc.[2][3] Sau đó ông vào Thành phố Hồ Chí Minh để học thêm về âm nhạc cổ truyền miền Trung và miền Nam.[2] Tháng 10 năm 1983, ông tốt nghiệp thủ khoa đại học ngành Nghiên cứu Âm nhạc cổ truyền Việt Nam.[4]

Năm 1989, ông bị bệnh phải đi chữa trị tại Đức. Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, ông không trở về quê hương. Sau đó ông được một người thân bảo lãnh sang Canada định cư.[5] Ông thành lập một trung tâm đào tạo âm nhạc mang tên Vietnamese Music School có địa chỉ tại Mississauga. Tại đây, ông mở nhiều khóa học dạy chơi đàn bầu, dạy nhạc lý, dạy ca nhạc dân tộc Việt.[5] Tại Canada, Phạm Đức Thành còn tham gia xây dựng chuyên mục âm nhạc dân tộc trên Radio Canada và thực hiện các chương trình ca nhạc dân tộc tại Canada và Mỹ cũng như giảng dạy về âm nhạc tại các trường đại học.[5] Ông còn tham gia đệm nhạc phụ họa chương trình ca nhạc Paris By Night của Trung tâm Thúy Nga.[5]

Năm 2006, ông được kênh truyền hình ARTV (Canada) bình chọn là nghệ sĩ nổi tiếng, có công đóng góp, truyền bá, gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống của Việt Nam trong nền âm nhạc dân gian của thế giới.[6][7] Năm 2007, ông có tên trong danh sách 12 người nghệ sĩ đã có cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc do đài truyền hình này bình chọn.[5][8]

Ngày 3 tháng 3 năm 2018, ông mở liveshow mang tên Độc huyền cầm tại Nhà hát lớn Hà Nội, là liveshow lớn đầu tiên của ông tại Việt Nam.[2][9][10][11] Phạm Đức Thành đã thành lập câu lạc bộ đàn bầu tại một số quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp, Nhật Bản.[3] Ông trở thành hình ảnh tiêu biểu của người nghệ sĩ đàn bầu tại hải ngoại với các chương trình biểu diễn khắp nơi trên thế giới.[12]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Đức Thành từng kết hôn 2 lần. Ông kết hôn lần đầu với nghệ nhân Nguyệt Lan và có một con trai sinh năm 1992.[1] Ông kết hôn lần 2 với một ca sĩ kém ông gần 20 tuổi tên Phương Linh.[7][13][14]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Phương Anh (29 tháng 6 năm 2005). “Gia đình nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành”. Đài Á châu Tự do. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b c d e Hoàng Lân. “Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành lần đầu về nước làm liveshow”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b Nguyễn Hồ Thiên Kim (29 tháng 8 năm 2021). “Phạm Đức Thành - nghệ sĩ đàn bầu 'đau đáu' về nhạc cụ cổ truyền Việt Nam”. TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Vân Dung (19 tháng 3 năm 2019). “Nghệ sĩ Phạm Đức Thành: Đưa đàn bầu đến bạn bè quốc tế”. Báo Dân tộc và Phát triển. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ a b c d e Trọng Thịnh (4 tháng 2 năm 2018). “Danh cầm đàn bầu trở về từ trời Tây”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ Chúc An (23 tháng 2 năm 2018). “Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành: Đàn bầu có khả năng gây... "nghiện"!”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ a b Đức Trí (2 tháng 3 năm 2018). “Vợ nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành từng ghen với các fan nữ”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ Bảo Trang (13 tháng 9 năm 2018). “Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành - một đời gắn bó với cây đàn dân tộc”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ Trà Giang (22 tháng 2 năm 2018). “Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành về nước làm liveshow”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Vi An (3 tháng 3 năm 2018). “Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành: Chỉ tôi mới rủ được Trọng Tấn - Quang Lê hát chung”. Người Đưa Tin. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]
  11. ^ Vương Hà (4 tháng 3 năm 2018). “Trọng Tấn, Quang Lê thăng hoa trong tiếng đàn bầu của Phạm Đức Thành”. qdnd.vn.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ Trúc Linh (24 tháng 2 năm 2018). “Vì sao Trọng Tấn và Quang Lê quyết định kết hợp với nhau?”. toquoc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Trọng Trường (4 tháng 3 năm 2018). “Khán giả reo hò khi đàn bầu biến hóa trong liveshow 'Độc huyền cầm'. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ M.K. “Bà xã kém 20 tuổi của nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành ghen với fan cuồng của ông xã”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.