Phạm Nguyên Chấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Nguyên Chấn
Thiêm đô ngự sử
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1482
Nơi sinh
Thái Bình
Mấtkhông rõ
Giới tínhNam
Gia quyến
Thân phụ
Phạm Đôn Lễ
Học vấnHoàng giáp
Chức quanThiêm đô ngự sử
Quốc giaĐại Việt
Tác phẩmLê sơ, Mạc

Phạm Nguyên Chấn (1482 - ?)[1] là thiêm đô ngự sử thời Lê sơ,[2] đỗ hoàng giáp năm 1499.[3]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Nguyên Chấn là người Hải Triều,[4] huyện Ngự Thiên (Thái Bình),[2] nay thuộc xã Phạm Lễ[1][5] hay Tân Lễ,[6] huyện Hưng Hà, Thái Bình.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đậu đồng tiến sĩ[2] (hoàng giáp)[1][3] khoa Kỷ Mùi năm 1499[2] khi 18 tuổi.[3] Đến năm Cảnh Thống Phạm Nguyên Chấn làm quan đến chức thiêm đô ngự sử.[2][3]

Ông không chịu làm quan khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ.[2]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có chú là Phạm Đôn Lễ (1455 - ?).[5]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Huy Chú có viết một mục về ông trong Lịch triều hiến chương loại chí thuộc Nhân vật chí, tại phần "Bề tôi tiết nghĩa". Theo Phan Huy Chú, ông được đánh giá là có tiết nghĩa do không chịu làm quan cho Mạc.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  2. Đảng cộng sản Việt Nam; Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Hà (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà, 1927-1954, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  3. Phạm Đình Nhân; Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (1999), Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  4. Phạm Minh Đức; Bùi Duy Lan; Sở văn hóa và thông tin tỉnh Thái Bình (Việt Nam) (2003), Đất và người Thái Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử vǎn hoá Việt Nam
  5. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  6. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội