Bước tới nội dung

Phạm Sanh Châu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Sanh Châu
Chức vụ
Đại sứ, Đặc Phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO
Nhiệm kỳ2016 – 2019
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ2016 – 2019
Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam
Nhiệm kỳ2014 – 2019
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam
tại Vương quốc Bỉ
Nhiệm kỳ2012 – 2016
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam
tại Ấn Độ
Nhiệm kỳ2020 – 2022
Thông tin cá nhân
Sinh19 tháng 9, 1961 (63 tuổi)
Myanmar
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợBùi Thị Tố Lan
Con cái01 con trai và 01 con gái
Alma materHọc viện Quan hệ Quốc tế,
Viện nghiên cứu xã hội Quốc tế, Hà Lan,
Đại học Oslo,
Học viện quốc tế và nghiên cứu phát triển, Thụy Sĩ,
Trung tâm đào tạo Liên minh châu Âu, Bỉ,
Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương (APCSS), Hoa Kỳ

Phạm Sanh Châu (sinh năm 1961) là một nhà chính trị, nhà giáo dục và một nhà ngoại giao người Việt Nam. Ông nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan (2018-2022), nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Đại sứ Phạm Sanh Châu là ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tranh cử Tổng giám đốc UNESCO năm 2017.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại sứ Phạm Sanh Châu trả lời phỏng vấn báo chí, tháng 1 năm 2018 tại Hà Nội
Đại sứ Phạm Sanh Châu (áo đen, giữa) cùng các đại sứ trong chương trình Tết "Đình Làng Việt", tháng 1 năm 2017 tại Hà Nội

Ông sinh ngày 19 tháng 9 năm 1961 tại Myanmar, nguyên quán tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình ngoại giao, Phạm Sanh Châu được thừa hưởng truyền thống gia đình và nền tảng văn hóa Việt Nam, đồng thời sớm được trải nghiệm, tiếp thu nhiều nền văn hóa bản địa Myanmar nơi ông được sinh ra, nền văn hóa SlavTrung Đông vào thời niên thiếu khi theo gia đình đi công tác. Ông được đào tạo bài bản tại Việt Nam và nhiều nước châu Âu. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anhtiếng Pháp.

Ngày 14 tháng 11 năm 2016, ông được bổ nhiệm là Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao[1]. Cũng trong năm 2016, ông Phạm Sanh Châu được bổ nhiệm là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO[2].

Phạm Sanh Châu bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1983 với trách nhiệm theo dõi các hoạt động chung của Liên hợp quốc và vấn đề về nhân quyền. Ông được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Lúc xăm bua và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (2011-2014)[3]. Qua đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm ngoại giao, hiểu biết quan hệ quốc tế cũng như trực tiếp tham gia vào các hoạt động đàm phán quan trọng như Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam, thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định đối tác EU-Việt Nam.

Năm 1999-2003, ông là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCO, Paris, Cộng hòa Pháp, đồng thời, được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại diện của Chủ tịch nước Việt Nam tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003). Trải qua việc đảm đương những cương vị này, ông hiểu rõ về Tổ chức và có những đóng góp cụ thể vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO như khi tham gia soạn thảo Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể[4], làm Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO năm 2001 và Chủ tịch nhóm soạn thảo Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa[5]. Từng là Chủ tịch nhóm các Đại sứ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại UNESCO (2002), ông tham gia điều phối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với tổ chức UNESCO và góp phần tạo đồng thuận để triển khai trên thực tế các ý tưởng của UNESCO.

Từ năm 2007 đến 2011 và từ 2014 đến 2016, ông đồng thời giữ chức vụ Tổng Thư ký[6] Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam[7][8] và Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam là cơ quan điều phối của 06 Bộ, ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phạm Sanh Châu là chuyên gia về di sản của Việt Nam, trực tiếp tham gia xây dựng các hồ sơ di sản. Ông vừa là nhà quản lý của Việt Nam trong các lĩnh vực của UNESCO, vừa là người truyền bá, trực tiếp giảng dạy, góp phần đưa các ý tưởng lớn của UNESCO về giáo dục, khoa học, thông tin như xóa mù chữ, học tập suốt đời, xã hội học tập, thúc đẩy bình đẳng giới, chung tay vì di sản, mô hình tăng trưởng xanh... vào thực tiễn ở Việt Nam.

Ngoài ra, ông từng là thành viên Ban giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010 được tổ chức ở Nha Trang, Việt Nam.

Quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan | New Delhi, Ấn Độ 2018 - 2022
Đại sứ, Đặc Phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO | Hà Nội, Việt Nam 2016 - nay
Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam | Hà Nội, Việt Nam 2014 - nay
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 2016 - 2018
Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 2014 - 2016
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh Châu Âu | Brúc-xen, Bỉ 2011 - 2014
Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam | Hà Nội, Việt Nam

Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam

2007 - 2011
Phó Vụ trưởng Ban thư ký APEC, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 2005 - 2007
Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc, Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao (Học viện Ngoại giao) | Hà Nội, Việt Nam 2003 - 2005
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCO, Paris, Cộng hòa Pháp | Paris, Cộng hòa Pháp

Đại diện cá nhân Chủ tịch nước Việt Nam tại Hội đồng Thường trực Pháp ngữ | Paris, Cộng hòa Pháp

1999 - 2003
Phó Vụ trưởng, Văn phòng Bộ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 1997 - 1999
Trưởng phòng, Phòng Nghiệp vụ ngoại ngữ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 1993 - 1997
Chuyên viên, Phòng Nghiệp vụ ngoại ngữ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 1991 - 1993
Chuyên viên, Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 1986 - 1991
Đi nghĩa vụ quân sự (Bộ Tư lệnh pháo binh, Bộ Quốc phòng) | Hà Nội, Việt Nam 1984 - 1986
Chuyên viên, Văn phòng Bộ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam 1983 - 1984

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Asia-Pacific Center for Security Studies (APCSS) | Hawaii, Hoa Kỳ

Strategic Studies

2004
European Union Training Centre | Brúc-xen, Bỉ

Foreign Language and International Studies

1994
Institute of International and Development Studies | Geneva, Thụy Sĩ

Multilateral Diplomacy

1991
University of Oslo | Oslo, Nauy

International Development Studies

1990
International Institute of Social Studies | The Hague, Hà Lan

Diploma of International Law

1989
Học viện ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam

Bachelor of Arts in International Relations

1982
Huân chương Lao động hạng Nhất (Việt Nam) 2020
Huân chương Danh dự Đại thập Hoàng gia hạng Nhất[9] (Vương quốc Bỉ) 2015
Huân chương Lao động hạng Hai (Việt Nam) 2012
Phong hàm Đại sứ suốt đời (Việt Nam) 2011
Huân chương Lao động hạng Ba (Việt Nam) 2007
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Việt Nam) 2008, 2010, 2011, 2012
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam) 2002, 2003, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015
Huân chương Cành cọ Hàn lâm[10] (Cộng hòa Pháp) 2005

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]
Phạm Sanh Châu, tháng 4 năm 2023 tại Hà Nội

Liên quan đến Vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung ương khiển trách ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ [11]. Cuối năm 2022, ông thôi giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan, thay thế bằng ông Nguyễn Thanh Hải[12].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bộ Ngoại giao bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng
  2. ^ Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO
  3. ^ Bộ Ngoại giao bổ nhiệm các Đại sứ
  4. ^ Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể
  5. ^ “Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Quyết định bổ nhiệm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
  7. ^ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
  8. ^ Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
  9. ^ Bỉ trao huân chương Danh dự cho ông Phạm Sanh Châu
  10. ^ “Huân chương Cành cọ hàn lâm”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ “Khai trừ khỏi Đảng nhiều đại sứ Việt Nam liên quan chuyến bay giải cứu”. ZingNews.vn. 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ “Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 8 đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”. Báo Bắc Kạn. 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]