Phạm Thị Thanh Mai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Thị Thanh Mai
Chức vụ
Phó Trưởng đoàn
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 276 ngày
Trưởng đoànĐinh Tiến Dũng
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 279 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnHà Nội
Tỉ lệ80,61%
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh3 tháng 11, 1975 (48 tuổi)
Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Nghề nghiệpCán bộ, công chức
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Tài chính
Cử nhân Luật
Tiến sĩ Quản lý kinh tế
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpHọc viện Tài chính
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Phạm Thị Thanh Mai (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1975) là nữ Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà hiện là Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hà Nội. Bà từng là Bí thư Thị ủy Sơn Tây, Hà Nội; Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Phạm Thị Thanh Mai là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Tài chính – Tín dụng, Cử nhân Luật, Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Bà có sự nghiệp hơn 20 năm công tác ở Hà Nội trước khi được bầu vào Quốc hội.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thị Thanh Mai sinh ngày 3 tháng 11 năm 1975 tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.[1] Bà lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, thi đỗ Học viện Tài chính năm 1993, theo học và tốt nghiệp Cử nhân Tài chính – Tín dụng vào năm 1997, sau đó học thêm văn bằng hai là Cử nhân Luật, tiếp tục học cao học, nghiên cứu sinh sau đại học và trở thành Tiến sĩ Quản lý kinh tế. Bà được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 12 năm 2001, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện bà thường trú ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 1997, sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính, Phạm Thị Thanh Mai ký hợp đồng với Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực quản lý đô thị – VIE 95/050, làm cán bộ hợp đồng. Sau đó năm, bà được tuyển dụng công chức vào Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bổ nhiệm làm Chuyên viên Phòng Tổ chức hành chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 8 năm 2004, bà được chuyển sang Phòng Kế hoạch nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Sở làm chuyên viên, đồng thời là Phó Bí thư chi đoàn cơ quan, sau đó 2 năm thì nhậm chức Phó Bí thư Chi bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ quan, được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.[3] Tháng 6 năm 2011, bà trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011–2016, là Ủy viên chuyên trách Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố, đồng thời là Phó Bí thư Chi bộ phòng Công tác Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố.[1] Tháng 7 năm 2013, bà được vào làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, được phân công làm Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Kinh tế – Ngân sách của Hội đồng nhân dân. Vào tháng 6 năm 2016, bà tái đắc cử Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016–2021, là Ủy viên Thường trực rồi Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố.[1]

Tháng 3 năm 2019, Phạm Thị Thanh Mai được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, được điều về thị xã Sơn Tây, nhậm chức Bí thư Thị ủy Sơn Tây, vẫn tiếp tục kiêm nhiệm Ủy viên Ban Kinh tế – Ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố.[4] Bà cũng tái đắc cử Thành ủy viên tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020–2025.[5] Năm 2021, bà tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Hà Nội,[6] tại đơn vị bầu cử số 7 gồm các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây,[7] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 80,61%.[8][9] Ngày 23 tháng 7 năm 2021, bà được phê chuẩn làm Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội,[10] Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Hà Nội”. Công an Hà Nội. ngày 29 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “Hồ sơ Phạm Thị Thanh Mai”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ B.T.Dương (ngày 13 tháng 3 năm 2019). “Hà Nội có tân nữ Bí thư Thị ủy 44 tuổi”. Người lao động (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Thùy Linh (ngày 12 tháng 10 năm 2022). “Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, phát triển Hà Nội nhanh và bền vững hơn”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Danh sách đại biểu Quốc hội khoá XV Đoàn Hà Nội”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ “Chương trình hành động của ứng Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Kinh tế Đô thị. ngày 18 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ “Danh sách trúng cử thành phố Hà Nội”. Hội đồng bầu cử. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Tùng Giang (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Danh sách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Hà Nội”. Lao động (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ “Phó Trưởng đoàn ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai chính thức thôi giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Sơn Tây”. Đại biểu Nhân dân. ngày 6 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ T. An (ngày 7 tháng 8 năm 2021). “Chân dung nữ Bí thư Thị ủy vừa giữ chức Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH Hà Nội”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Nguyễn Quang Sơn
Bí thư Thị ủy Sơn Tây
2019–2021
Kế vị:
Trần Anh Tuấn