Phản Gambit Albin, Bẫy Lasker

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
e5 white pawn
b4 black bishop
c4 white pawn
e3 black pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
d2 white bishop
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
g1 white knight
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 5...dxe3, cái bẫy đã được thiết lập.

Bẫy Lasker là một cái bẫy trong khai cuộc Phản Gambit Albin (Albin Countergambit) và nó được đặt theo tên của kỳ thủ nổi tiếng Emanuel Lasker; dù cho cái bẫy này được ghi nhận lần đầu bởi Serafino Dubois, một kỳ thủ người Italia ((Hooper & Whyld 1996, tr. 219)).[1] Điểm bất thường và độc đáo trong Bẫy Lasker là đã xuất hiện một tình huống phong cấp Tốt thành quân không phải là Hậu (phong cấp như vậy gọi là underpromotion - tạm dịch: phong cấp dưới) ở ngay nước thứ 7.


Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

1. d4 d5 2. c4 e5

Ta có khai cuộc Phản Gambit Abin.

3. dxe5 d4

Tốt Đen ở d4 mạnh hơn vẻ bề ngoài của nó.

4. e3?

Nước bất cẩn. Mạnh và phổ biến hơn là 4.Mf3.

4... Tb4+ 5. Td2 dxe3! (xem hình)

Giờ tốt nhất cho Trắng là nên chấp nhận chịu Tốt chồng với 6.fxe3.

6. Txb4??

Sai lầm thảm hại để rồi rơi vào Bẫy Lasker. Trong một ván đấu hội đàm vào năm 1899, ba kỳ thủ Blumenfeld, Boyarkow, và Falk cầm quân Trắng đấu với Lasker đã thử chơi 6.Ha4+?, nhưng rồi Đen cũng thắng sau nước đi đó. Ván đấu tiếp tục 6...Mc6 7.Txb4 Hh4 8.Me2 Hxf2+ 9.Vd1 Tg4 10.Mc3 0-0-0+ 11.Td6 cxd6 12.e6 fxe6 13.Vc1 Mf6 14.b4 d5 15.b5 Me5 16.cxd5 Mxd5 17.Hc2 Mb4 18.Md1+ Mxc2 19.Mxf2 Xd2, đến đây Trắng xin thua.
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
e5 white pawn
b4 white bishop
c4 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
e2 white king
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
d1 white queen
f1 white bishop
g1 black knight
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 7...fxg1=M+!
Trong bộ "Bách khoa toàn thư về Khai cuộc Cờ vua" (quyển D) trình bày 6.fxe3 là nước mạnh nhất. Đen có lợi thế nhỏ nhưng Trắng đã tránh được diễn biến tồi tệ và còn cơ hội phòng thủ.

6... exf2+

Giờ nếu 7.Vxf2 sẽ mất Hậu với 7...Hxd1, thế nên Trắng buộc phải chơi 7.Ve2.

7. Ve2 fxg1=M+! (xem hình)

Phong cấp dưới là điểm mấu chốt của cái bẫy này (nếu phong thành Hậu 7...fxg1=H, thì sẽ 8.Hxd8+ Vxd8 9.Xxg1 và tình thế này là ổn cho Trắng). Giờ nếu 8.Xxg1 sẽ 8...Tg4+, xiên và Trắng mất Hậu.

8. Ve1 Hh4+ 9. Vd2

Nếu 9.g3 Trắng sẽ mất Xe ở h1 bởi đòn chĩa đôi 9...He4+.

9... Mc6

Trắng không còn cơ hội. Tiếp sau 10.Tc3 Tg4 là 11...0-0-0+, Đen áp đảo vượt trội.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

  1. ^ Hooper & Whyld 1996 nói rằng Dubois đã chỉ ra cái bẫy vào năm 1872 (tr. 219). Mặc dù họ không xác định rõ nơi mà Dubois công bố phát hiện của ông, tuy nhiên có thể tham khảo tại cuốn sách 3 tập về khai cuộc mà Dubois xuất bản từ 1868 đến 1873 (tr. 116). Ở chỗ khác họ lại phát biểu rằng Phản Gambit Albin đã không được giới thiệu cho đến năm 1881 (tr. 6), dường như ở đây có một sự mâu thuẫn. Sẽ là không rõ ràng nếu cái bẫy này được khám phá vào năm 1872, có lẽ là 1882; hoặc có thể khai cuộc này từng được công bố vào năm 1872 hoặc sớm hơn.

Tài liệu tham khảo

  • Burgess, Graham (2000), The Mammoth Book of Chess, Carroll & Graf, ISBN 0-7867-0725-9
  • Hooper, David; Whyld, Kenneth (1996), The Oxford Companion to Chess (ấn bản 2), Oxford University, ISBN 0-19-280049-3
  • Blumenfeld/Boyarkow/Falk vs Emanuel Lasker, Moscow 1899, truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008 (game score at chessgames.com)