Phản xạ da lòng bàn chân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phản xạ da gan bàn chân
Đáp ứng/Dấu hiệu Babinski
Nghiệm pháp
Bình thường thì ngón chân cụp xuống, người bệnh chủ động rụt chân để tránh kích thích. Nếu ngón cái duỗi lên một cách "từ từ và long trọng", các ngón khác xòe ra như nan quạt thì có thể có tổn thương thần kinh, dấu hiệu Babinski dương tính.
ICD-9-CM796.1
MedlinePlus003294

Phản xạ da lòng bàn chân là một phản xạ được tạo ra khi lòng bàn chân bị kích thích bằng một vật cùn. Ở những người trưởng thành khỏe mạnh, phản xạ da gan bàn chân khi bị kích thích sẽ làm cụp các ngón chân xuống. Phản ứng Babinski hoặc dấu hiệu Babinski dương tính khi ngón cái duỗi lên, các ngón khác xòe ra như nan quạt. Dấu hiệu này đặt theo tên của nhà thần kinh học Joseph Babinski. Dấu hiệu Babinski dương tính có thể giúp chẩn đoán bệnh của tủy sốngnão ở người lớn, ngoài ra đây cũng là phản xạ sơ khaitrẻ sơ sinh.[1]

Bức hình của Botticelli

Babinski được mô tả lần đầu tiên trong văn bản y khoa vào năm 1896.[2] Tuy nhiên phản xạ này trước đó đã được tìm thấy trong bức Madonna col Bambino e angeli or Lippina của họa sĩ Botticelli vào giữa thế kỷ 15.[3]

Cách khám[sửa | sửa mã nguồn]

Dấu hiệu Babinski bệnh lý ở người lớn

Để bệnh nhân nằm dài 2 chân duỗi thẳng rồi dùng dụng cụ cọ xát ngoài lòng bàn chân từ gót đến ngón chân một cách từ từ. Bình thường tất cả các ngón chân sẽ gấp xuống.[4][5]

Giá trị triệu chứng:[6]

  • Gấp ngón: các ngón chân cong xuống và gấp lại vào trong, và bàn chân quay ngược; đây là phản xạ được thấy ở người lớn khỏe mạnh.
  • Không phản xạ: khi kích thích, bàn chân và ngón chân không phản xạ. Dấu hiệu này có giá trị gợi ý có tổn thương.
  • Nếu ngón cái duỗi lên một cách từ từ, các ngón khác xòe ra như nan quạt thì có thể có tổn thương thần kinh. Dấu hiệu Babinski dương tính, biểu hiện tổn thương hệ thần kinh trung ương (bó tháp) nếu kích thích ở người lớn, nhưng đây chỉ là phản xạ bình thường nếu kích thích ở trẻ dưới 3 tuổi.

Mô tả cơ chế[sửa | sửa mã nguồn]

Dấu hiệu Babinski ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Dấu hiệu Babinski cho thấy tổn thương tế bào thần kinh vận động trên tạo thành tổn thương dải vỏ-tủy. Đôi khi, bệnh lý của phản xạ lòng bàn chân là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của một bệnh nghiêm trọng. Khi phát hiện phản xạ da gan bàn chân bất thường rõ ràng, các bác sĩ thần kinh sẽ phải khám chi tiết, chỉ định chụp CT não hoặc MRI cột sống, chọc dò thắt lưng để xét nghiệm dịch não tủy.

"Dấu hiệu Babinski âm tính" tức là bệnh nhân bình thường.[7]

Ở trẻ sơ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ sơ sinh thường sẽ có phản xạ duỗi ngón. Trong một nghiên cứu trên 256 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, phản xạ duỗi chiếm 73,8%, phản xạ gập chiếm 8,9%, còn lại là vừa duỗi vừa gập chiếm 17,3%[8] Phản xạ duỗi này là do các neuron của đường dẫn truyền vỏ - gai từ não xuống tủy sống ở tuổi này chưa được myelin hóa đầy đủ, nên phản xạ không bị vỏ não ức chế. Phản xạ duỗi thường biến mất và nhường chỗ cho phản xạ gập khi trẻ được 12 tháng tuổi.[9] Nếu phản xạ này còn xuất hiện khi trẻ 2–3 tuổi cho thấy có vấn đề trong não hoặc tủy sống.[10][11]

Mối quan hệ với phản xạ của Hoffmann[sửa | sửa mã nguồn]

Phản xạ Hoffmann dùng để khám chi trên, có giá trị tương đương với dấu hiệu Babinski[12] vì cả hai đều chỉ ra rối loạn chức năng neuron vận động trên. Về mặt cơ học, hai dấu hiệu này khác nhau đáng kể; phản xạ cơ gấp ngón tay đơn thuần là một phản xạ tủy sống đơn synapse trong một cung phản xạ liên quan đến cơ gấp sâu các ngón tay thường bị ức chế hoàn toàn bởi các tế bào thần kinh vận động trên. Đường dẫn truyền thần kinh tạo ra phản ứng da gan bàn chân phức tạp hơn nhiều.

Một số dấu hiệu tương đương dấu hiệu Babinski[sửa | sửa mã nguồn]

Phản xạ da gan bàn chân còn có một số cách khám phát hiện dấu hiệu tương đương như dấu hiệu Babinski.[6][13][14][15]

Phản xạ bất thường khác cùng làm ngón chân gập vào[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Dấu Babinski
  1. ^ synd/366 at Who Named It?
  2. ^ Comptes rendus de la Société de Biologie, Vol. 48, 1896, tr. 207, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6459605g/f225.image
  3. ^ Massey, E. W.; Sanders, L. (ngày 1 tháng 1 năm 1989). “Babinski's Sign in Medieval, Renaissance, and Baroque Art”. Archives of Neurology. 46 (1): 85–88. doi:10.1001/archneur.1989.00520370087025.
  4. ^ "plantar reflex" tại Từ điển Y học Dorland
  5. ^ “Bài giảng khám phản xạ thần kinh”. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ a b c PGS.TS.BS Lê Quang Cường (2010), Triệu chứng học Thần kinh, trang 27, NXB Y học.
  7. ^ Larner, A. J. (2006). A Dictionary of Neurological Signs. Springer. tr. 50–. ISBN 978-0-387-26214-7.
  8. ^ Gupta, A; Gupta, Piyush (tháng 7 năm 2003). “Neonatal plantar response revisited”. Journal of Paediatrics and Child Health. 39 (5): 349–351. doi:10.1046/j.1440-1754.2003.00172.x.
  9. ^ “Neonatal reflexes”. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ “Medline plus: Babinski reflex”. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  11. ^ Neelon, Francis A; Harvey, Elisabeth (ngày 21 tháng 1 năm 1999). “The Babinski Sign”. N Engl J Med. 340 (3): 196. doi:10.1056/NEJM199901213400305. PMID 9895399.
  12. ^ Harrop JS, Hanna A, Silva MT, Sharan A (2007). “Neurological manifestations of cervical spondylosis: an overview of signs, symptoms, and pathophysiology”. Neurosurgery. 60 (1 Supp1 1): S14–20. doi:10.1227/01.NEU.0000215380.71097.EC. PMID 17204875.
  13. ^ Kumar, SP; Ramasubramanian, D (tháng 12 năm 2000). “The Babinski sign--a reappraisal”. Neurology India. 48 (4): 314–8. PMID 11146592.
  14. ^ Walker, H. Kenneth; Hall, W. Dallas; Schlossberg, J. Willis Hurst; illustrations by Leon; Boyter, Charles H. (1990). “Chapter 73 The Plantar Reflex”. Trong Walker, H. Kenneth (biên tập). Clinical methods: the history, physical, and laboratory examinations (ấn bản 3). Boston: Butterworths. ISBN 978-0-409-90077-4. Table 73.1 Variants of the Babinski Sign
  15. ^ a b Silva Rosas, Carlos (2013). Semiología y Fundamentos de la Neurología Clínica . AMOLCA. tr. 66–67. ISBN 978-958-8760-73-5. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  16. ^ “Khám phản xạ”. Healthvietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  17. ^ “HIỆN TƯỢNG NGÓN CHÂN CỦA BABINSKI VÀ DẤU HIỆU LÊ VĂN THÀNH”. Tài liệu y học - Bộ Y tế Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.