Phật A-súc-bệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn tượng Phật A-súc

Phật Bất Động hay Phật A-súc-bệ (tiếng Phạn: अक्षोभ्य, IAST: Akṣobhya, chữ Hán: 阿閦如来) là một vị Phật được tôn thờ trong Đại thừaKim Cang thừa. Phật A-súc là một trong năm vị Ngũ trí Như Lai của Mật Tông. Theo kinh A-súc Phật Quốc (Taisho 313), Tịnh độ của Bất Động Như Lai tên là Diệu Hỷ quốc (Abhirati), nằm ở phía Đông cõi Ta-bà (Saha).

Trong Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, cư sĩ Duy-ma-cật (Vimalakīrti) là một vị Bồ-tát đến từ quốc độ của Phật A-súc. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) đã yêu cầu Duy-ma-cật chỉ cho pháp hội quán cõi Diệu Hỷ và ngài đã dùng sức thần thông để hiện nước Phật A-súc cho họ xem. Đức Bản sư đã thụ ký cho nhiều người sẽ được tái sinh cõi nước này. Sau đó, ông Duy-ma-cật thu phép thần thông lại (phẩm 12. Thấy Phật A-súc).

Bất Động Như Lai thường bị nhầm lẫn với Bất Động Minh Vương (Acala) dù ngài Bất Động Minh Vương là một trong năm vị Minh Vương và cũng là một trong những vị Hộ pháp (Dharmapala) quan trọng của Mật giáo.

Phật Bất Động[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi của Phật A-súc[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là Bồ-tát, ngài đã phát nguyện trước Đức Đại Mục Như Lai rằng sẽ không nổi tâm sân hận với nhân loại và cả côn trùng nhỏ bé nên mới được gọi là A-súc-bệ (Bất Phẫn Nộ/ Bất Động).

"Này Xá-lợi-phất! Vị Tì-kheo đó đã chuẩn bị áo giáp Tứ hoằng đại nguyện, là Đại Bồ-tát mới phát khởi ý ấy, cho nên đối với tất cả nhân loại, loài côn trùng nhỏ bé không có tâm sân hận, cũng không có hận thù.

Xá-lợi-phất! Vị Bồ-tát khi ấy vì không còn sân hận nên mới gọi là A-súc vì không còn hận thù nên trụ nơi đất A-súc. Đức Đại Mục Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chính Giác cũng hoan hỷ gọi tên này. Tứ Thiên Vương cũng hoan hỷ gọi tên ấy, trời Đế Thích và Phạm Tam Bát cũng hoan hỷ gọi tên ấy..."

(Trích Phẩm Phát Ý Thọ Tuệ, A-súc Phật Quốc Kinh)

Các đại nguyện của Bồ-tát A-súc[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Không khởi sân hận với tất cả nhân loại và loài côn trùng nhỏ nhiệm. Không cầu Thanh Văn Đạo, Duyên Giác Đạo. Không khởi ý niệm dâm dục. Không nghĩ nhớ đến ngủ nghỉ và có các niệm tưởng do dự. Không có ý niệm hồ nghi.
  2. Không khởi ý niệm sát sinh, trộm cắp tiền bạc, vật dụng người khác. Không khởi ý niệm phi phạm hạnh, không khởi ý niệm nói dối, không khởi ý niệm hối hận.
  3. Không khởi niệm ý niệm mắng chửi, ác khẩu, nói lời thêu dệt. Không ngu si, không khởi ý niệm tà kiến.
  4. Phụng hành lời phát nguyện trên, phát tâm cầu Nhất thiết chủng trí, gìn giữ giới luật.
  5. Thuyết pháp cho người, đời đời làm pháp sư, nói điều có hạnh cao minh, không bị chướng ngại. Có trí vô lượng cao minh, làm sa-môn thường thành hạnh khất thực.
  6. Làm sa-môn thường ngồi dưới gốc cây, tinh tấn thực hành ba việc: kinh hành, tọa thiền, an trụ. Không phát ý niệm tính tội, vọng ngữ dối trá người, nói lời phỉ báng dua nịnh, vì lý do ăn uống. Không khởi ý tưởng cười cợt để thuyết pháp.
  7. Gặp các Bồ-tát phát tâm Phật, không phát sinh ý niệm cúng dàng người ngoại đạo, xa lìa chư Như Lai; không ngồi trên tòa cao nghe pháp.
  8. Không khởi ý niệm: "Ta sẽ (không) bố thí cho ai.", "Ta sẽ ở nơi nào (không) lập phước thí.", "Ta thường đem pháp (không) bố thí cho ai. Gặp người nghèo khổ, cô độc thì phân chia thân mạng cho người đó.
  9. Luôn ở nơi ý nguyện Bồ tát đến khi thành đạo, giác ngộ cao tột.
  10. Quốc độ không có tứ chúng phạm tội ác, tội xấu gièm pha. Chúng đệ tử không có tội ác, cõi Phật nghiêm tịnh.
  11. Không thất tinh trong mộng.
  12. Không còn người mẹ bất tịnh.
  13. Nếu không thoái chuyển thì dùng ngón tay phải ấn xuống sẽ làm cho đất bị chấn động mạnh.

Sau khi phát xong các lời đại nguyện, đức Đại Mục Như Lai thụ kí cho Bồ-tát sẽ đắc quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, hiệu là A-súc Như Lai.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]