Quý nhân Triệu thị (Triều Tiên Nhân Tổ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Phế quý nhân Triệu thị)
Quý phi Triệu thị
Nội mệnh phụ nhà Triều Tiên
Vương phi nhà Triều Tiên
Tại vị1640 - 1651
Hậu cung tần ngự nhà Triều Tiên
Tại vị1631 - 1640
Thông tin chung
Sinh1615
Thuần Xương (순창)
Mất1652
Hán Thành(서울), Triều Tiên
Phối ngẫuTriều Tiên Nhân Tổ
Hậu duệ2 nam, 1 nữ:
Hiếu Minh Công chúa
Sùng Thiện Đại quân Lý Trừng
Lạc Thiện Đại quân Lý Tiêu
Tước hiệuQuý phi
Hoàng tộcNhà Triều Tiên
Thân phụTriệu Kỳ (趙琦)
Thân mẫuHán Ngọc (漢玉)

Quý phi Triệu thị (Hanja: 貴妃趙氏, Hangul: 귀비조씨; 1615 - 24 tháng 01, 1652), cũng gọi là Quý nhân Triệu thị hoặc Phế phi Triệu thị, là một Vương phiNội mệnh phụ của Triều Tiên Nhân Tổ, nổi tiếng vì độc ác và lũng đoạn triều chính vào thời kì cuối của Nhân Tổ. Bà từng có lúc trở thành [Quý phi (貴妃)] của Triều Tiên Nhân Tổ (1640 - 1649) tuy nhiên về sau ngôi vị này bị phế bỏ. Sự tàn nhẫn và hiểm độc của Phế phi Triệu thị thường được đánh giá là tương tự như Lã hậuVõ Tắc Thiên.

Phế phi Triệu thị cùng với Hy tần Trương thị được xem là hai Nội mệnh phụ nổi tiếng nhất trong lịch sử Vương quốc Triều Tiên.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là người ở Thuần Xương, sinh vào năm Ất Mão (1615), là con gái của Khánh Thượng Hữu đạo Binh mã Tiết độ sứ Triệu Kỳ (趙琦), thân mẫu là Hán Ngọc (漢玉), một tiểu thiếp của Triệu Kỳ. Từ nhỏ, Triệu thị đã được biết tới là người có nhan sắc cực kì diễm lệ.

Do chỉ là thứ xuất, lại là nữ tử, Triệu thị không được thân phụ coi trọng, thậm chí kể như chưa từng sinh ra bà. Bà và mẹ ruột bị đích mẫu và các anh chị em trong nhà đối đãi như nô lệ, tùy ý đánh đập, chửi bới, nên từ nhỏ đã mang đầy lòng thù hằn và đố kỵ giai cấp, mang chí hướng muốn vươn lên địa vị cao quý.

Triều Tiên mệnh phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1630, Triệu thị nhập cung làm thị nữ hầu hạ Nhân Liệt Vương hậu, do làm việc cẩn trọng và chu đáo, lại hiểu chuyện và cư xử đúng mực nên rất được Vương hậu xem trọng. Nhân Liệt Vương hậu tiến cử Triệu thị lên Nhân Tổ Đại vương, bà liền được Đại vương sủng hạnh và yêu quý, nhận sắc phong Thừa ân Thượng cung. Do tư sắc diễm lệ cộng thêm tính tình đoan trang, Triệu thị được Nhân Tổ cực kỳ yêu chiều, là Hậu cung sủng ái nhất của Nhân Tổ bấy giờ. Năm 1631, tấn phong làm Thục viên (淑媛), rồi thăng dần lên Chiêu viên (昭媛) trong năm 1632.

Năm 1633, tấn vị Chiêu nghi (昭儀). Năm 1634, tấn phong Quý nhân (貴人), sang năm 1635 lại tấn vị Quý tần (貴嬪), Tần vị vốn dĩ là tước vị cao nhất dành cho thứ thiếp trong Hậu cung Triều Tiên, lại còn được Nhân Tổ ban cho Giáo mệnh. Theo Đại điển hội thông, có định lệ rằng [“Chính nhất phẩm Tần, hữu Giáo mệnh, tắc vô giai”; 正一品 嬪,有敎命,則無階], tức là Tần vị nếu nhận được "Giáo mệnh" của Đại vương thì sẽ không cần liệt vào hàng có phẩm quan mà sẽ siêu việt giống với Vương phi.

Năm 1636, Nhân Liệt Vương hậu hoăng, Hậu cung không có người cai quản. Nhân Tổ vì đang để tang Vương phi quá cố nên không muốn lập tức sách lập Vương phi mới, bèn mệnh lệnh Quý tần Triệu thị tạm giữ quyền trông coi Nội mệnh phụ, thay Vương phi cai quản Hậu cung. Vốn dĩ, Nhân Tổ hứa với Triệu thị là nếu bà sinh được Vương tử, nhất định sẽ lập bà làm Vương phi kế vị. Lời hứa này làm cho Triệu Quý tần, khi ấy đang mang thai, kỳ vọng rất nhiều vào đứa trẻ trong bụng của mình. Năm 1637, Quý tần sinh hạ một Vương nữ, về sau chính là Hiếu Minh Công chúa, khiến bà và cả Nhân Tổ Đại vương đều thất vọng. Dưới áp lực của triều đình, Nhân Tổ Đại vương buộc phải sách lập nữ tử của Triệu Xương Viễn (趙昌遠) làm Vương phi, tức là Trang Liệt Vương hậu, khiến cho Quý tần Triệu thị vô cùng phẫn nộ và ghen ghét với Kế phi, vì cho rằng ngôi Trung điện đó vốn dĩ phải thuộc về Quý tần Triệu thị chứ không phải vị kia.

Trở thành Quý phi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1640, Triều Tiên Nhân Tổ căn cứ vào lệ của Thành phi Nguyên thị của Triều Tiên Thái Tổ, quyết định sách lập Quý tần Triệu thị lên địa vị [Quý phi (貴妃)], cùng với Trung điện Vương phi ngang hàng, đều là Chính thất của Quốc chủ Triều Tiên, chính là Bình thê chế độ. Nhân Tổ cho phép Quý phi được đãi ngộ về mọi mặt hoàn toàn tương đồng với Vương phi, công khai ban Giáo mệnh cho phép Quý phi quyền suất nhiếp Nội mệnh phụ và các đặc quyền vốn chỉ Vương phi mới có. Đương thời, Quý phi Triệu thị được xem như một dạng Trắc phi, có địa vị đồng hạng với Chính thất Vương phi, nhưng về thứ tự thì vẫn thua kém một chút, vì Vương phi được lập sớm hơn Quý phi Triệu thị.

Quý phi Triệu thị sinh hạ 2 vương tử và 1 vương nữ: Sùng Thiện Đại quân Lý Trừng, Lạc Thiện Đại quân Lý Tiêu và Hiếu Minh Công chúa.

Đương thời Quý phi là một mỹ nhân, người có bụng dạ thâm sâu, tâm kế nham hiểm và tính cách xấu xa, lại rất được Quốc vương sủng ái nên Triệu Quý phi sinh lòng kiêu ngạo, trong cung bấy giờ tước vị bà ngang với Trung điện nhưng vì Quý phi được sủng ái hơn và vì Trung điện còn nhỏ tuổi nên bà không xem ra gì, nhiều lần chèn ép, mưu hại. Đối với ai mà Quý phi ghét đều tìm cách vu khống, hãm hại, thậm chí là giết chết, trong cung không ai không sợ hãi.

Đối với Mẫn Hoài tần cung Khương thị (愍懷嬪姜氏) thì bà càng thêm ghen ghét đố kị, luôn ở bên Nhân Tổ mà nói xấu Tần cung và chồng là Chiêu Hiến Thế tử. Dù không được nhắc đến trực tiếp trong Triều Tiên vương triều thực lục và các ghi chép khác, nhưng mối quan hệ của Triệu Quý phi với cái chết đột ngột bí ẩn của Chiêu Hiển Thế tử được đồn đại rất nhiều, thậm chí bà còn tiếp tục nói xấu Thế tử sau khi ông vừa qua đời với Nhân Tổ bằng những chuyện hư cấu do tự bà dệt nên. Vì vậy, Mẫn Hoài tần nghi ngờ Quý phi hạ độc Thế tử và tố cáo bà, nhưng không sợ sệt và quan ngại, mà ngược lại bà còn nắm bắt cơ hội, buộc tội Mẫn Hoài Tần cung hạ độc Nhân Tổ, khiến cho Quốc vương ra lệnh xử tử Mẫn Hoài Tần cung. Trước khi Thế tử qua đời đột ngột, ông được châm cứu bởi một châm y tên là Lý Hanh Ích, người bị đồn đại là có quan hệ tình ái với mẹ của bà Hán thị, và cũng có quen biết với bà. Điều này khiến Quý phi trở thành một trong những người bị nghi là ám hại Thế tử.

Can thiệp triều chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ năm 1643, Quý phi Triệu thị nhiều lần nhân cơ hội chăm sóc Nhân Tổ đau bệnh mà can thiệp triều chính, lấy tư cách Quốc mẫu Vương phi mà lên triều nghe chính sự. Các đại thần muốn dâng tấu lên Triều Tiên Nhân Tổ đều phải được Quý phi duyệt và cho phép dâng lên thì mới được dâng. Triều đình Triều Tiên bị Triệu thị kiểm soát đã ban hành nhiều mệnh lệnh gây tranh cãi, làm lòng dân oán hận.

Quý phi Triệu thị cực kỳ khao khát muốn trở thành Đại phi, bởi vì bà biết rõ xuất thân của bà không cao, dù được sách lập Phi vị nhưng cũng không phải Vương phi độc tôn như các triều đại trước (bà phải chia sẻ địa vị ngang hàng với Trung điện khi ấy). Chỉ khi trở thành Đại phi duy nhất thì bà mới có địa vị thật sự vững chắc, an tâm độc chiếm quyền lực. Để làm được điều đó, Triệu Quý phi nhiều lần tìm cách bức tử Trung điện, đồng thời âm mưu diệt trừ tất cả các Vương tử do Nhân Liệt Vương hậu sinh ra, để dọn đường cho con mình là Sùng Thiện Đại quân thuận lợi kế vị, với ý định một khi con bà trở thành Quốc vương thì bà sẽ là Vương đại phi duy nhất, nắm mọi quyền hành thao túng triều chính.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Nhân Tổ qua đời, Quý phi muốn đưa con trai mình là Sùng Thiện Đại quân kế vị thay thế Phụng Lâm Đại quân nhờ câu kết với Kim Tự Điểm, nhưng cuối cùng thất bại, bị phế bỏ Phi vị, giáng làm Quý nhân, còn kết tội mưu hại Quân chủ và bị ban thuốc độc tự tử, Kim Tự Điểm vì tội đồng lõa cũng bị giết, tuy nhiên Hiếu Minh Công chúa con gái bà lại được tha mạng.

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Bổn gia Thuần Xương Triệu thị (淳昌 趙氏)
  • Cao tổ phụ (高祖父): Phủ doãn Triệu Sâm (府尹趙琛)
    • Tằng tổ phụ (曾祖父): Sát phóng Triệu Hiếu Trinh (察訪趙孝貞)
      • Tổ phụ (祖父): Biệt tọa tặng Thừa chỉ Triệu Thiên Tường (別坐贈承旨趙天祥)
      • Tổ mẫu (祖母): Lý thị, con gái Lý Hiền Cảnh (李氏,李賢璟之女)
        • Thân phụ: Thuần Xương Phủ viện quân (淳昌府院君)  Khánh Thượng Hữu đạo Binh mã Tiết độ sứ (慶尙右道兵馬節度使) Triệu Kỳ (趙琦; 1574 - ?).
        • Thân mẫu: Cảnh Thành Phủ phu nhân (鏡城府夫人) Hán Ngọc (漢玉; ? - 1652)
  • Ngoại tổ phụ (外祖父): Đãi giáo tặng Lại tào Tham phán Thanh Tùng quân Thẩm Hãn (待教贈吏曹參判青松君沈忻)
  • Ngoại tổ mẫu (外祖母): Thanh Châu Hán thị, con gái của Cảnh Thành phủ phán quan tặng Lãnh nghị chính Hàn Hiếu Dận (清州韓氏,鏡城府判官贈領議政韓孝胤之女)
Vương gia Toàn Châu Lý thị (全州 李氏)

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]