Phan Văn Xoàn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Văn Xoàn
Chức vụ
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty dịch vụ bảo vệ Long Hải
Nhiệm kỳ1995 – 
Tổng giám đốc Công ty dịch vụ bảo vệ Long Hải
Nhiệm kỳ1995 – 
Nhiệm kỳ – 1992
Thông tin chung
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Sinh15 tháng 1 năm 1924
Tân Hưng, tỉnh Cà Mau
Mất29 tháng 4 năm 2014
Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệpvệ sĩ
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTô Hồng Thu
Con cái
  • Phan Thu Hoa (con gái)
  • Phan Hồng Long (con trai)
  • hai trai và một gái nữa
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Thiếu tướng

Phan Văn Xoàn (sinh năm 19242014) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam). Ông từng là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 10 năm và là người lập nên công ty vệ sĩ chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phan Văn Xoàn sinh ngày 15 tháng 1 năm 1924 tại xã Tân Hưng, tỉnh Cà Mau.[1]
  • Ông có bí danh Thanh Nam, Năm Xoàn.[1][2]
  • Năm 1940, Phan Văn Xoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]
  • Năm 1950, 26 tuổi, Phan Văn Xoàn là Bí thư Huyện ủy Cà Mau, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bạc Liêu.[cần dẫn nguồn]
  • Năm 1955, ông bắt đầu làm cảnh vệ ở Bộ Công an Việt Nam.[1]
  • Từ năm 1958 đến năm 1989 ông là Cục phó, rồi Cục trưởng Cục Cảnh vệ, Bộ Công an.[1]
  • Tháng 3 năm 1960, ông được Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn phân công trực tiếp bảo vệ cho Chủ tịch nước Hồ Chí Minh thay ông Phạm Lê Ninh được cử đi học.[3][4]
  • Từ giữa năm 1968, ông nhận nhiệm vụ mới. Ông phụ trách công tác bảo vệ an ninh cho các đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris, Pháp.[1][3] Ông đã trải qua bốn năm 8 tháng ở Paris cho đến khi Hiệp định Paris được kí kết.[3]
  • Sau đó ông làm Quyền Tư lệnh rồi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam).[1]
  • Năm 1992, ông nghỉ hưu.[1]
  • Tháng 12 năm 1995, Phan Văn Xoàn lập công ty vệ sĩ chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam có tên "Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ bảo vệ Long Hải" với 44 nhân viên (năm 2014 hơn 3000 nhân viên). Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty này.[1]
  • Vào lúc 23 giờ 24 phút ngày 29 tháng 4 năm 2014, ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh do tuổi cao sức yếu.[1]
  • Thi thể ông được hỏa táng. Tro cốt được để ở chùa Giác Uyển, đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]
  • Ngày 23 tháng 7 năm 2014, Chủ tịch nước Việt Nam kí quyết định truy tặng Thiếu tướng Phan Văn Xoàn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Con trai ông là Phan Hồng Long nhận thay cho cha từ tay của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.[3]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có hai người vợ.

Tháng 3 năm 1950, ông kết hôn với người vợ đầu ở Bạc Liêu trước khi đi học ở Trung Quốc. Hai người có con gái tên Phan Thu Hoa. Năm 1952, người vợ đầu bỏ ông lấy chồng khác.[2]

Năm 1956, ông kết hôn với Tô Hồng Thu, con gái của Lê Giản, Tổng giám đốc Nha Công an nhân dân Việt Nam.[2]

Hai ông bà có bốn người con, một gái và ba trai.[2]

Con gái ông là Phan Hà. Con trai tên là Phan Hồng Long[3], Phan Nam.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j Trọng Vũ. “Trang trọng lễ truy điệu người cận vệ của Bác Hồ”. Dân trí. 2014-05-02. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ a b c d Theo Phụ nữ TP HCM. “Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ a b c d e Nguyễn Thiêm. “Chuyện đời của một vị tướng anh hùng”. An ninh thế giới. 2014-09-03. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ “Người cận vệ của Bác Hồ qua đời!”. Tuổi trẻ. 2014-05-02. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ “Thiếu tướng Cảnh vệ Phan Văn Xoàn qua đời”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]