Poloni(II) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Poloni diclorua)
Poloni(II) chloride
Nhận dạng
Số CAS60816-56-0
PubChem144504549
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
Thuộc tính
Công thức phân tửPoCl2
Khối lượng mol279,8878 g/mol
Bề ngoàiChất rắn ruby đỏ[1]
Khối lượng riêng6,5 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy 355 °C (628 K; 671 °F) (thăng hoa ở 130 °C)[1]
Điểm sôi130
Độ hòa tan trong nướctan
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểhệ tinh thể trực thoi, oP3[2]
Nhóm không gianPmmm (No. 47)
Hằng số mạnga = 0,367 nm, b = 0,435 nm, c = 0,450 nm
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc tính cao, phóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Poloni(II) chloride là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm nguyên tố kim loại phóng xạ poloni và nguyên tố chlor. Công thức hóa học của hợp chất này theo quy ước là PoCl2.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

PoCl2 có thể thu được bằng halogen hóa kim loại poloni hoặc bằng phương pháp dehalogen hóa hợp chất poloni(IV) chloride, PoCl4.[1] Cũng có thể dùng phương pháp dehalogen hóa PoCl4 bằng cách nhiệt phân với mức nhiệt 300 °C, hoặc bằng phương pháp khử lạnh, hơi ẩm PoCl4 bằng lưu huỳnh dioxide và làm nóng PoCl4 trong một dòng carbon monoxide hoặc hydro sulfide ở nhiệt độ 150 °C (302 °F; 423 K).[2]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

PoCl2 hòa tan trong acid chlorhydric pha loãng tạo ra một dung dịch màu hồng, dễ bị oxide hóa thành Po(IV). Ngoài ra, PoCl2 còn bị oxide hóa nhanh bởi hydro peroxide hoặc nước chlor. Bổ sung kali hydroxide vào dung dịch màu hồng cho kết quả là một chất kết tủa màu nâu sẫm – có thể là PoO dạng ngậm nước hoặc Po(OH)2 – sau đó lại nhanh chóng bị oxy hóa thành Po(IV). Với acid nitric loãng, PoCl2 tạo thành một dung dịch màu đỏ đậm (có thể là Po(NO3)2), tiếp theo là một chất kết tủa trắng có thành phần không rõ.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Bản mẫu:Holleman&Wiberg
  2. ^ a b c d Bagnall, K. W.; d'Eye, R. W. M.; Freeman, J. H. (1955). “The polonium halides. Part I. Polonium chlorides”. Journal of the Chemical Society (Resumed): 2320. doi:10.1039/JR9550002320.