Praseodymi(III) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Praseodymi(III) clorua)
Praseodymi(III) chloride
Mẫu praseodymi(III) chloride heptahydrat
Praseodymi(III) chloride heptahydrat dưới hai loại ánh sáng khác nhau
Danh pháp IUPACPraseodymium(III) chloride
Tên khácPraseodymi trichloride
Nhận dạng
Số CAS10361-79-2
PubChem66317
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider59695
UNII1JB99PM4G8
Thuộc tính
Công thức phân tửPrCl3
Khối lượng mol247,2651 g/mol (khan)
265,28038 g/mol (1 nước)
301,31094 g/mol (3 nước)
355,35678 g/mol (6 nước)
373,37206 g/mol (7 nước)
409,40262 g/mol (9 nước)
Bề ngoàiChất rắn màu lục lam (khan)
Chất rắn vàng lục (7 nước)
Khối lượng riêng4,02 g/cm³ (khan)
2,25 g/cm³ (7 nước)
Điểm nóng chảy 786 °C (1.059 K; 1.447 °F)
Điểm sôi 1.710 °C (1.980 K; 3.110 °F)
Độ hòa tan trong nước13,8 ℃:
103,9 g/100 mL (khan)
334,2 g/100 mL (7 nước)[1], xem thêm bảng độ tan
MagSus+44,5·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Praseodymi(III) chloride là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là praseodymiclo, với công thức hóa học được quy định là PrCl3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn màu lục lam, hấp thụ nước nhanh khi tiếp xúc với không khí ẩm tạo thành một dạng ngậm nước heptahydrat và có màu vàng lục.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Praseodymi(III) chloride được điều chế bằng cách tạo phản ứng giữa kim loại praseodymihydro chloride:[2][3]

2Pr + 6HCl → 2PrCl3 + 3H2

Hợp chất này thường được tinh chế bằng cách thăng hoa trong chân không.[4]

Muối ngậm nước của praseodymi(III) chloride có thể được điều chế bằng cách tạo phản ứng một trong hai hóa chất là kim loại praseodymi hoặc praseodymi(III) cacbonat tác dụng với axit clohydric:

Pr2(CO3)3 + 6HCl + 15H2O → 2Pr(H2O)9Cl3 + 3CO2

PrCl3∙7H2O là một chất hút ẩm, sẽ không kết tinh từ rượu mẹ trừ khi nó được đặt dưới dạng khan trong một máy hút ẩm. PrCl3 khan có thể được tạo thành bằng cách mất nước của dạng hợp chất ngậm nước ở nhiệt độ 400 ℃ với sự hiện diện của amoni chloride.[4][5] Ngoài ra, hợp chất ngậm nước cũng có thể bị mất nước bằng cách sử dụng thionyl chloride.[4][6]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

PrCl3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như PrCl3·3N2H4·2H2O là tinh thể lục nhạt, d20 ℃ = 2,47 g/cm³ (đo), 2,48 g/cm³ (tính toán).[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Praseodymium chloride, PrCl3 trên atomistry.com
  2. ^ J. Cybinska, J. Sokolnicki, J. Legendziewicz, G. Meyer, Journal of Alloys and Compounds, 341, 115–123 (2002).
  3. ^ L. F. Druding, J. D. Corbett, "Lower Oxidation States of the Lanthanides. Neodymium(II) Chloride and Iodide", J. Am. Chem. Soc. 83, 2462 (1961); J. D. Corbett, Rev. Chim. Minerale 10, 239 (1973),
  4. ^ a b c F. T. Edelmann, P. Poremba, in: Synthetic Methods of Organometallic and Inorganic Chemistry, (W. A. Herrmann, ed.), Vol. 6, Georg Thieme Verlag, Stuttgart, 1997.
  5. ^ M. D. Taylor, P. C. Carter, "Preparation of anhydrous lanthanide halides, especially iodides", J. Inorg. Nucl. Chem., 24, 387 (1962); J. Kutscher, A. Schneider, Inorg. Nucl. Chem. Lett., 7, 815 (1971).
  6. ^ J. H. Freeman, M. L. Smith, "The preparation of anhydrous inorganic chlorides by dehydration with thionyl chlorid", J. Inorg. Nucl. Chem., 7, 224 (1958).
  7. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1976), trang 1410. Truy cập 19 tháng 3 năm 2021.