Bước tới nội dung

Praxidike (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Praxidike
Praxidike được chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào tháng 12 năm 2001
Khám phá[1]
Khám phá bởiScott S. Sheppard
và cộng sự
Nơi khám pháĐài quan sát Mauna Kea
Ngày phát hiện23 tháng 11 năm 2000
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter XXVII
Phiên âm/prækˈsɪdɪk/[2]
Đặt tên theo
Πραξιδίκη Praxidikē
S/2000 J 7
Tính từPraxidikean /ˌpræksɪdɪˈkən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo[5]
21147000 km
Độ lệch tâm0,230
−609,25 ngày[4]
21,8°
Độ nghiêng quỹ đạo149,0°
285,2°
209,7°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Ananke
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
7,0±0,7 km[6]
Suất phản chiếu0,029±0,006[6]
21,2

Praxidike (/prækˈsɪdɪk/; tiếng Hy Lạp: Πραξιδίκη), còn được biết đến là Jupiter XXVII, là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc. Nó được khám phá ra bởi một đội các nhà thiên văn học đến từ Đại học Hawaii dẫn đầu bởi Scott S. Sheppard vào năm 2000,[7][8][1] và được đặt ký hiệu tạm thời là S/2000 J 7.

Tháng 8 năm 2003 nó được đặt tên theo Praxidike,[9] nữ thần trừng phạt trong thần thoại Hy Lạp.

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Praxidike được tàu vũ trụ WISE quan sát vào năm 2010

Praxidike quay quanh Sao Mộc với một khoảng cách trung bình là 20.824.000 km trong 609,25 ngày, ở một độ nghiêng quỹ đạo là 144° so với mặt phẳng hoàng đạo (143° so với xích đạo Sao Mộc) với một độ lệch tâm là 0,1840.

Praxidike thuộc về nhóm Ananke, một nhóm các vệ tinh được các nhà khoa học tin là những mảnh vỡ còn sót lại của một vụ va chạm của một tiểu hành tinh nhật tâm bị bắt giữ.[10][11] Với đường kính ước lượng là 7 km, Praxidike là thanh viên lớn thứ hai của nhóm sau bản thân Ananke (suất phản chiếu giả định là 0,04).[12]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh cho thấy là có màu xám (chỉ mục màu B-V=0,77, R-V= 0,34), giống một tiểu hành tinh kiểu C.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b MPEC 2001-A29: S/2000 J 7, S/2000 J 8, S/2000 J 9, S/2000 J 10, S/2000 J 11 January 15, 2001 (discovery and ephemeris)
  2. ^ as 'Praxidice' in Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  3. ^ There is also 'Praxidician' /præksɪˈdɪʃiən/, as in the 'Praxidician goddesses' that include Praxidice, but this does not derive from the name Praxidice itself.
  4. ^ “M.P.C. 104798” (PDF). Minor Planet Circular. Minor Planet Center. 10 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ S.S. Sheppard (2019), Moons of Jupiter, Carnegie Science, on line
  6. ^ a b Grav, T.; Bauer, J. M.; Mainzer, A. K.; Masiero, J. R.; Nugent, C. R.; Cutri, R. M.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2015). “NEOWISE: Observations of the Irregular Satellites of Jupiter and Saturn” (PDF). The Astrophysical Journal. 809 (1): 9. Bibcode:2015ApJ...809....3G. doi:10.1088/0004-637X/809/1/3. S2CID 5834661. 3.
  7. ^ IAUC 7555: Satellites of Jupiter ngày 5 tháng 1 năm 2001 (discovery)
  8. ^ MPEC 2001-A29: S/2000 J 7, S/2000 J 8, S/2000 J 9, S/2000 J 10, S/2000 J 11 ngày 15 tháng 1 năm 2001 (discovery and ephemeris)
  9. ^ IAUC 7998: Satellites of Jupiter 2002 October 22 (naming the moon)
  10. ^ Sheppard, S. S., Jewitt, D. C.; An Abundant Population of Small Irregular Satellites Around Jupiter, Nature, Vol. 423 (May 2003), pp. 261-263
  11. ^ Nesvorný, D.; Alvarellos, J. L. A.; Dones, L.; and Levison, H. F.; Orbital and Collisional Evolution of the Irregular Satellites Lưu trữ 2020-04-15 tại Wayback Machine, The Astronomical Journal, Vol. 126 (2003), pp. 398–429
  12. ^ Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; Porco, C.; Jupiter's Outer Satellites and Trojans, in Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere, edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, and William B. McKinnon, Cambridge Planetary Science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, pp. 263-280
  13. ^ Grav, T.; Holman, M. J.; Gladman, B. J.; Aksnes, K.; Photometric Survey of the Irregular Satellites, Icarus, Vol. 166 (2003), pp. 33-45
  1. Ephemeris IAU-MPC NSES
  2. Mean orbital parameters NASA JPL

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]